ĐNĐT - Công ty tư vấn Cảng Nhật Bản (JPC) đưa ra phương án đầu tư 5.581 tỷ đồng cho giai đoạn 1 cảng Liên Chiểu và được lãnh đạo thành phố cơ bản thống nhất.
Cảng Liên Chiểu đi vào hoạt động vào năm 2022 sẽ phục vụ cho bốc dở hàng hóa tổng hợp và container. |
Sáng 15-2, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ và Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì cuộc họp nghe Công ty tư vấn cảng Nhật Bản (JPC) phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển khu vực ven biển nước ngoài (OCDI) tổ chức báo cáo nghiên cứu cuối cùng dự án đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu.
Ông Koichiro Harada, Trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng, hiện nay khả năng hạ tầng cảng Tiên Sa đáp ứng lưu kho bãi rất hạn chế. Bên cạnh đó, công suất đường dẫn hiện hữu vào cảng cũng đang chịu áp lực quá tải. Vì vậy, thành phố phải đầu tư xây dựng và đưa cảng Liên Chiểu đi vào hoạt động vào năm 2022, phục vụ bốc dỡ hàng hóa tổng hợp và container.
Theo ông Koichiro Harada, chi phí cho giai đoạn 1 của dự án là 5.581 tỷ đồng theo hình thức PPP (hợp tác công - tư). Trong đó, khu vực công 2.630 tỷ đồng, khu vực tư 3.071 tỷ đồng. Dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2022.
Cũng theo ông Koichiro Harada, để đáp ứng tiến độ đưa cảng Liên Chiểu vận hành vào năm 2022, cần phải gấp rút thực hiện các công đoạn của dự án, lãnh đạo Đà Nẵng và Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cần có văn bản chính thức gửi Cơ quan Hợp tác phát triển Nhật Bản (JICA) và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để có kế hoạch hỗ trợ vốn cho dự án cảng Liên Chiểu.
Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ cho rằng, trong tương lai, dự án cảng Liên Chiểu sẽ dần trở thành cảng hàng hóa thay cảng Tiên Sa. Cảng Liên Chiểu có vị trí thuận lợi, kết nối thuận tiện với đường bộ, nước sâu và cũng kết nối thuận tiện với đường sắt, đường hàng không quốc gia, hay các khu công nghiệp trong khu vực, dịch vụ logistic...
“Sau buổi làm việc này, UBND thành phố sẽ có văn bản thông báo chính thức dự án gửi Chính phủ và Bộ GTVT để xin chủ trương triển khai”, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ nói.
Được sự ủy quyền của Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ, kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn thống nhất về nguyên tắc xây dựng cảng Liên Chiểu theo phương án của tư vấn JPC đưa ra vì đây cũng là phương án có sự tương đồng với tư vấn Tediport do Bộ GTVT đề xuất trước đó.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn, đến giai đoạn 2020-2022, khu vực Liên Chiểu sẽ hoàn thành một số dự án hạ tầng trọng điểm của thành phố như: Hầm Hải Vân hiện đang triển khai tuyến hầm số 2 trong tương lai tăng khả năng vận tải qua hầm Hải Vân; đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi sẽ đưa vào hoạt động năm 2018, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp trong các KCN Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi vận chuyển hàng hóa; ga đường sắt Đà Nẵng được di dời lên khu vực Liên Chiểu...
Được biết, cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý quy hoạch phát triển cảng Liên Chiểu thành trung tâm logistics của cảng Đà Nẵng và đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc các cách thức khác phù hợp.
Tin và ảnh: Thành Lân
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Đà Nẵng hoán đổi 6.000 m2 đất để mở rộng công viên APEC
- Luật Kinh doanh Bất động sản đang ‘bất lực’ với condotel
- Kết nối điểm tham quan bằng xe buýt
- Mặt tiền biển tác động giá trị bất động sản nghỉ dưỡng biển
- Cho phép chuyển đổi công năng nhà ở sang khách sạn, văn phòng, nhà hàng
- Bốn lý do giá đất sốt cao nhưng khó giảm
- Vicoland Group hợp tác đầu tư với tập đoàn bất động sản hàng đầu thế giới Extell của Hoa Kỳ
- Có nên mua lúc thị trường diễn ra sốt đất?
- "Đỏ mắt" tìm mua nhà ở
- Câu chuyện dài về thị trường bất động sản
- "Đổi đời" nhờ đất?
- Ra mắt trang zalo Công ty Bất động sản VIP
- Hàng ngàn hộ dân ở Đà Nẵng khổ vì quy hoạch treo, dự án dang dở
- Nhiều hoạt động hấp dẫn tại "Đà Nẵng-Điểm hẹn mùa hè 2018"
- Điểm nhấn văn hóa, thể thao tại khu phố An Thượng
- Tháp đôi 1.800 tỷ tại Đà Nẵng ra mắt phân khu căn hộ nghỉ dưỡng
- Căn hộ chỉ 24m2 này có gì hay ho mà ai cũng mơ ước được sở hữu?
- Thị trường bất động sản: Lạc quan thận trọng
- Đề xuất đầu tư 870 tỷ đồng làm hầm chui nút giao phía tây cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý
- Khu Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn: Bao giờ triển khai?