Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn số 667/NHNN-TD trả lời kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) tại Công văn số 106/CV-HoREA về Báo cáo năm 2016 và dự báo thị trường bất động sản năm 2017 và xem xét các kiến nghị liên quan đến ngành ngân hàng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) |
HoREA đã kiến nghị cho phép các trường hợp nhận nhà gói 30.000 tỷ đồng từ ngày 1/1 trở đi được tiếp tục giải ngân đến hết hợp đồng, trả lời vấn đề này Ngân hàng Nhà nước khẳng định đối với các khoản giải ngân từ ngày 1/1 sẽ được giải ngân từ nguồn vốn của ngân hàng thương mại và áp dụng lãi suất theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 25/2016/TT-NHNN quy định rõ hộ gia đình mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; mua, thuê nhà ở thương mại; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa lại nhà ở của mình thì thời gian giải ngân của các ngân hàng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước để cho vay, hỗ trợ nhà ở được thực hiện tối đa đến hết 31/12/2016.
Tính đến ngày 31/12/2016, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng đã giải ngân được 29.679 tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước, đạt 95% số tiền cam kết cho vay.
Theo báo cáo của các ngân hàng, số tiền chưa giải ngân hết so với số cam kết cho vay là do khách hàng không còn nhu cầu giải ngân toàn bộ số tiền trên hợp đồng tín dụng, đã bố trí được một phần từ nguồn khác hoặc dự án bị chậm tiến độ.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, về cơ chế tiếp nối để hỗ trợ tín dụng cho đối tượng chính sách để mua nhà ở xã hội, thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các văn bản hướng dẫn về cho vay vốn ưu đãi đối với nhà ở xã hội.
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 13/1/2017 phê duyệt lãi suất cho vay ưu đãi tại tổ chức tín dụng đối với khách hàng mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở áp dụng trong năm 2016, 2017.
Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã ban hành các văn bản về quy định, quy trình nghiệp vụ, lãi suất cho vay, lãi suất tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn nhà ở xã hội tại Ngân hang Chính sách Xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính được Chính phủ giao bố trí nguồn ngân sách để cấp nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho vay nhà ở xã hội; cấp bù chênh lệch lãi suất cho các tổ chức tín dụng được chỉ định và Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Về đề nghị Ngân hàng Nhà nước có cơ chế tính lãi suất cho vay hàng năm trong thời hạn khoảng 15-20 năm cho người mua căn nhà đầu tiên thuộc loại căn hộ vừa túi tiền, Ngân hàng Nhà nước cho biết đối với các khoản vay thuộc các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất về nhà ở theo chỉ đạo của Chính phủ, lãi suất cho vay được thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Đối với các khoản vay theo cơ chế thương mại thông thường, các tổ chức tín dụng thực hiện trên cơ sở thỏa thuận của tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn.
Bên cạnh đó, HoREA còn kiến nghị có cơ chế tạo nguồn vốn trung hạn, dài hạn cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã có cơ chế này khi cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Nguồn vốn đó chủ yếu huy động từ tiền gửi của nhân dân.
Ngoài ra, cũng theo Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ cũng đã có thông báo giao Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, hình thành một số định chế tài chính như quỹ tiết kiệm, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ tín thác bất động sản…
Về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015, theo đó có quy định về việc bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. Ngân hàng Nhà nước thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện, khó khăn vướng mắc của tổ chức tín dụng.
Theo Vietnam+
Các bản tin khác
- Tiếp tục gia tăng đầu tư vào bất động sản
- 1.300 tỷ đồng xây dựng khu nhà ở hỗn hợp nam cầu Trần Thị Lý
- Chống rửa tiền qua bất động sản
- Nét đẹp nữ doanh nhân
- Hội môi giới bất động sản VN sẽ thành lập vào tháng 12
- Sun City Riverside Da Nang: Dấu son mới của BĐS Đà Nẵng
- Dòng vốn đầu tư chảy mạnh vào Đà Nẵng
- Góp vốn mua nhà dự án: Đọc kỹ hợp đồng để tránh mắc bẫy
- Chờ quy định, hồ sơ đất “đóng băng”
- Nên có cơ quan thẩm định giá đất độc lập
- Sự thật từ một vụ án đòi nhà
- Chủ động quỹ đất tái định cư
- Bất động sản: Nên mua hay bán ở thời điểm này?
- 3 dự án mở rộng diện tích đầu tư
- Đẳng cấp hạ tầng du lịch Đà Nẵng
- Nâng tầm thị trường bất động sản
- Công bố 26 đồ án kiến trúc quy hoạch
- Sửa đổi Luật Đất đai: Phải giải quyết tận gốc vấn đề sở hữu
- Bất động sản có tín hiệu "ấm" lại
- Sẽ cho phép chuyển nhượng văn phòng công chứng?