(Cadn.com.vn) - Sáng 15-2, Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ và Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì cuộc họp nghe Cty Tư vấn Cảng Nhật Bản (JPC) phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Khu vực ven biển nước ngoài (OCDI) tổ chức báo cáo nghiên cứu cuối cùng dự án đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu. Theo đó, Tư vấn JPC đưa ra đề phương án đầu tư cho giai đoạn 1 là 5.581 tỷ đồng và được lãnh đạo thành phố cơ bản thống nhất.
Ông Koichiro Harada, Trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng, hiện nay khả năng hạ tầng cảng Tiên Sa đáp ứng lưu kho bãi rất hạn chế. Bên cạnh đó, công suất đường dẫn hiện hữu vào cảng cũng đang chịu áp lực quá tải. Vì vậy, đề xuất cần thiết phải đầu tư xây dựng và đưa cảng Liên Chiểu đi vào hoạt động vào năm 2022, phục vụ cho bốc dỡ hàng hóa tổng hợp và container. Theo ông Koichiro Harada phương án hàng hóa chuyển dịch sớm từ cảng Tiên Sa theo đề xuất của thành phố Đà Nẵng với việc triển khai xây dựng đồng thời 2 bến tàu hàng tổng hợp có chiều dài 380m, công suất 2 triệu tấn hàng/năm và bến container chiều dài 330m với công suất 500.000 TEU/năm. Chi phí đầu tư xây dựng cho giai đoạn 1 dự án 5.581 tỷ đồng theo hình thức PPP (hợp tác công - tư), trong đó, khu vực công 2.630 tỷ đồng, khu vực tư 3.071 tỷ đồng. Dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2022.
Cũng theo ông Koichiro Harada, để đáp ứng tiến độ đưa cảng Liên Chiểu vận hành vào năm 2022, cần phải gấp rút thực hiện các công đoạn của dự án. Đồng thời, đề nghị phía Đà Nẵng và Bộ GTVT có văn bản chính thức gửi JICA và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để có kế hoạch hỗ trợ vốn cho dự án cảng Liên Chiểu. Đồng thời, mong muốn tiếp tục phối hợp với UBND TP trong việc thực hiện dự án này.
Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ nghe ông Koichiro Harada, Trưởng nhóm nghiên cứu JPC trình bày dự án. |
Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ cho rằng, trong tương lai, dự án cảng Liên Chiểu sẽ dần trở thành cảng hàng hóa thay cho cảng Tiên Sa. Cảng Liên Chiểu có vị trí thuận lợi, kết nối thuận tiện với đường bộ, nước sâu, và cũng kết nối thuận tiện với đường sắt, đường hàng không quốc gia, hay các KCN trong khu vực, dịch vụ logistics... Đà Nẵng đang gấp rút xây dựng cảng Tiên Sa thành cảng du lịch, cảng hàng hóa chuyển dần lên cảng Liên Chiểu. Sau buổi làm việc này, UBND TP Đà Nẵng sẽ có văn bản thông báo chính thức dự án gửi Chính phủ và Bộ GTVT để xin chủ trương triển khai.
Được sự ủy quyền của Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ cuối buổi họp, Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn thống nhất về nguyên tắc xây dựng cảng Liên Chiểu theo phương án của tư vấn JPC đưa ra vì đây cũng là phương án có sự tương đồng với tư vấn Tediport (Bộ GTVT) đề xuất trước đó. Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn, đến năm 2020 – 2022 khu vực Liên Chiểu sẽ hoàn thành một số dự án hạ tầng trọng điểm của thành phố như: Hầm Hải Vân hiện đang triển khai tuyến hầm số 2 trong tương lai tăng khả năng vận tải qua hầm Hải Vân; Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi sẽ đưa vào hoạt động năm 2018, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp trong các KCN Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi vận chuyển hàng hóa; Ga đường sắt Đà Nẵng được di dời lên khu vực Liên Chiểu. Ngoài ga đường sắt hình thành 1 ga hàng hóa, gần với khu vực dự kiến xây dựng cảng Liên Chiểu...
Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng, nếu cứ để cảng Tiên Sa đạt đến 10 triệu tấn hàng hóa/năm thì không đáp ứng về hạ tầng giao thông, ảnh hưởng đến phát triển đô thị phía Đông của thành phố, ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng du lịch bền vững. Vì vậy, cảng Liên Chiểu dần thay thế vai trò của cảng Tiên Sa và cảng Tiên Sa chỉ phát triển thành cảng phục vụ cho phát triển du lịch dịch vụ.
Được biết, cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý quy hoạch phát triển cảng Liên Chiểu thành trung tâm logistics của cảng Đà Nẵng và đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc các cách thức khác phù hợp.
Xuân Đương
Theo Báo CA ĐN
Các bản tin khác
- Dự án Euro Village mở bán đợt 2
- Hiệp hội BĐS kiến nghị "xả" hết gói 30.000 tỉ đồng
- "Công trình xanh" tiêu biểu của kiến trúc Đà Nẵng
- Marina Complex, không gian sống cao cấp bên sông Hàn
- Hơn 34,4 tỷ đồng thảm bê tông nhựa và lát gạch vỉa hè các tuyến đường trên địa bàn thành phố
- Dự án có bến du thuyền đầu tiên tại Đà Nẵng mở bán đợt 2
- Bất động sản Đà Nẵng: Biệt thự đi trước, căn hộ ngước nhìn!
- Đề nghị Bộ Tài chính bố trí vốn để hoàn thành sớm các công trình trọng điểm
- Thống nhất hướng tuyến và vị trí nhà ga đường sắt mới
- Cải tạo, chỉnh trang 33 tuyến đường phục vụ APEC 2017
- Sắp ra mắt khu phức hợp bất động sản và bến du thuyền cao cấp đầu tiên tại Đà Nẵng
- Asia Park giảm 50% giá vé cho người Đà Nẵng
- Người vay gói 30.000 tỷ đồng "bỗng dưng muốn khóc", vì đâu?
- 6 tuyến đường lưu thông một chiều
- Phát triển đô thị theo hướng bền vững
- Cải tạo nút giao thông đường Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương
- Đổi mới công tác đền bù, giải tỏa và tái định cư Nói phải đi đôi với làm
- Tận mắt xem hợp đồng tín dụng của gói 30.000 tỷ
- Đầu tư biệt thự biển: Của để dành cho con
- Vay gói 30.000 tỷ: Không đọc hợp đồng đổ hết cho môi giới là quá trễ