(Cadn.com.vn) - Sáng 15-2, Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ và Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì cuộc họp nghe Cty Tư vấn Cảng Nhật Bản (JPC) phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Khu vực ven biển nước ngoài (OCDI) tổ chức báo cáo nghiên cứu cuối cùng dự án đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu. Theo đó, Tư vấn JPC đưa ra đề phương án đầu tư cho giai đoạn 1 là 5.581 tỷ đồng và được lãnh đạo thành phố cơ bản thống nhất.
Ông Koichiro Harada, Trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng, hiện nay khả năng hạ tầng cảng Tiên Sa đáp ứng lưu kho bãi rất hạn chế. Bên cạnh đó, công suất đường dẫn hiện hữu vào cảng cũng đang chịu áp lực quá tải. Vì vậy, đề xuất cần thiết phải đầu tư xây dựng và đưa cảng Liên Chiểu đi vào hoạt động vào năm 2022, phục vụ cho bốc dỡ hàng hóa tổng hợp và container. Theo ông Koichiro Harada phương án hàng hóa chuyển dịch sớm từ cảng Tiên Sa theo đề xuất của thành phố Đà Nẵng với việc triển khai xây dựng đồng thời 2 bến tàu hàng tổng hợp có chiều dài 380m, công suất 2 triệu tấn hàng/năm và bến container chiều dài 330m với công suất 500.000 TEU/năm. Chi phí đầu tư xây dựng cho giai đoạn 1 dự án 5.581 tỷ đồng theo hình thức PPP (hợp tác công - tư), trong đó, khu vực công 2.630 tỷ đồng, khu vực tư 3.071 tỷ đồng. Dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2022.
Cũng theo ông Koichiro Harada, để đáp ứng tiến độ đưa cảng Liên Chiểu vận hành vào năm 2022, cần phải gấp rút thực hiện các công đoạn của dự án. Đồng thời, đề nghị phía Đà Nẵng và Bộ GTVT có văn bản chính thức gửi JICA và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để có kế hoạch hỗ trợ vốn cho dự án cảng Liên Chiểu. Đồng thời, mong muốn tiếp tục phối hợp với UBND TP trong việc thực hiện dự án này.
Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ nghe ông Koichiro Harada, Trưởng nhóm nghiên cứu JPC trình bày dự án. |
Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ cho rằng, trong tương lai, dự án cảng Liên Chiểu sẽ dần trở thành cảng hàng hóa thay cho cảng Tiên Sa. Cảng Liên Chiểu có vị trí thuận lợi, kết nối thuận tiện với đường bộ, nước sâu, và cũng kết nối thuận tiện với đường sắt, đường hàng không quốc gia, hay các KCN trong khu vực, dịch vụ logistics... Đà Nẵng đang gấp rút xây dựng cảng Tiên Sa thành cảng du lịch, cảng hàng hóa chuyển dần lên cảng Liên Chiểu. Sau buổi làm việc này, UBND TP Đà Nẵng sẽ có văn bản thông báo chính thức dự án gửi Chính phủ và Bộ GTVT để xin chủ trương triển khai.
Được sự ủy quyền của Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ cuối buổi họp, Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn thống nhất về nguyên tắc xây dựng cảng Liên Chiểu theo phương án của tư vấn JPC đưa ra vì đây cũng là phương án có sự tương đồng với tư vấn Tediport (Bộ GTVT) đề xuất trước đó. Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn, đến năm 2020 – 2022 khu vực Liên Chiểu sẽ hoàn thành một số dự án hạ tầng trọng điểm của thành phố như: Hầm Hải Vân hiện đang triển khai tuyến hầm số 2 trong tương lai tăng khả năng vận tải qua hầm Hải Vân; Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi sẽ đưa vào hoạt động năm 2018, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp trong các KCN Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi vận chuyển hàng hóa; Ga đường sắt Đà Nẵng được di dời lên khu vực Liên Chiểu. Ngoài ga đường sắt hình thành 1 ga hàng hóa, gần với khu vực dự kiến xây dựng cảng Liên Chiểu...
Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng, nếu cứ để cảng Tiên Sa đạt đến 10 triệu tấn hàng hóa/năm thì không đáp ứng về hạ tầng giao thông, ảnh hưởng đến phát triển đô thị phía Đông của thành phố, ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng du lịch bền vững. Vì vậy, cảng Liên Chiểu dần thay thế vai trò của cảng Tiên Sa và cảng Tiên Sa chỉ phát triển thành cảng phục vụ cho phát triển du lịch dịch vụ.
Được biết, cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý quy hoạch phát triển cảng Liên Chiểu thành trung tâm logistics của cảng Đà Nẵng và đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc các cách thức khác phù hợp.
Xuân Đương
Theo Báo CA ĐN
Các bản tin khác
- Sẽ kiến nghị Thủ tướng bỏ thông tư 16 của Bộ Xây dựng
- Ghế sếp ngân hàng lớn nào “nóng” nhất?
- Thị trường bất động sản "ấm" lên
- Đề nghị tăng thời gian cho người mua nhà ở xã hội vay vốn ưu đãi từ 10 năm lên 15 năm
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng: Bất ngờ!
- Cấp GCN quyền sử dụng đất các dự án TĐC phục vụ giải toả Nút giao thông khác mức ngã ba Huế
- Đà Nẵng sẽ có thêm hai quận mới
- Sẽ thêm quyền cho công chứng viên
- Bí thư Thành uỷ Trần Thọ: Chúng ta phải biết nâng niu, trân trọng doanh nghiệp
- Gói 30.000 tỷ: Còn cách nào ngoài “leo cột mỡ”?
- Khác biệt giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền
- Văn phòng công chứng Bảo Nguyệt trao quà tết cho người nghèo
- "Bông Hồng xứ Quảng" trên Báo Công an thành phố Đà Nẵng số Xuân
- 2014, bất động sản hồi sinh?
- Thành lập Ban Chỉ đạo "Năm Doanh nghiệp Đà Nẵng 2014"
- Giới kinh doanh nhà đất buồn vui lẫn lộn
- Năm 2014, vốn ngoại sẽ chảy mạnh vào bất động sản
- Bất động sản lạc quan thận trọng
- “Nới” quy định về cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ
- Nâng cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp