Nhiều dự án “bom tấn” sử dụng vốn đầu tư Nhật Bản sẽ ra mắt trong năm 2017.
Nhiều sản phẩm sắp ra mắt
Khu biệt thự, nhà liền kề đầu tiên tại Dự án The Manor Central Park (quận Hoàng Mai, Hà Nội) – sản phẩm bất động sản liên doanh giữa Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản) và Tập đoàn Bitexco (Việt Nam) đã căn bản hoàn thành việc đổ khung bê tông để bước sang giai đoạn thi công mái và hoàn thiện nội thất.
The Manor Central Park có diện tích gần 200 ha thuộc địa bàn phường Đại Kim (quận Hoàng Mai) và xã Thanh Liệt (huyện Thanh Trì). Dự kiến, chủ đầu tư sẽ giới thiệu và mở bán các sản phẩm nhà ở trong quý I/2017.
. |
Trước đó, hồi tháng 7/2016, Tập đoàn Mitsubishi đã bỏ ra 290 triệu USD để cùng Tập đoàn Bitexco thành lập liên doanh để phát triển nhà ở tại Dự án Khu đô thị phức hợp The Manor Central Park (Hà Nội). Trong giai đoạn hợp tác đầu tiên, Mitsubishi và Bitexco thỏa thuận thành lập một công ty liên doanh để cùng phát triển 240 căn nhà thấp tầng và 2 tòa nhà cao tầng với 1.036 căn hộ.
Cũng đến từ Nhật Bản cuối năm 2016, các nhà đầu tư khác là Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad đã ký hợp tác phát triển Dự án Kikyo Residence tại quận 9 (TP.HCM) với đối tác Việt Nam là Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long. Theo đó, hai nhà đầu tư góp vốn theo tỷ lệ 50% - 50% để thực hiện Dự án Kikyo Residence trong 2 năm. Kikyo Residence, với tổng vốn đầu tư 630 tỷ đồng, là một trong những dự án quan trọng của Nam Long trong năm 2016 - 2017. Dự án gồm 110 căn biệt thự và 234 căn hộ nằm trong khuôn viên Dự án Phú Hữu rộng 17,5 ha dự kiến được chào bán từ quý II/2017. Đây là dự án thứ 3 liên tiếp Nam Long kết hợp với 2 nhà đầu tư Nhật Bản, sau Flora Sakura và Fuji Residence.
Sự đổ bổ của các nhà đầu tư Nhật Bản vào thị trường Việt Nam thời gian gần đây còn đánh dấu bằng thương vụ ấn tượng của Quỹ đầu tư Creed Group vào Dự án River City (quận 7, TP.HCM) cùng 2 đối tác Việt Nam là Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt và Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản An Gia. Dự án River City có quy mô vốn đầu tư 500 triệu USD với 12 block chung cư, office-tel và nhà phố thương mại. Tại đây, vai trò chủ yếu của Creed Group là thu xếp vốn và quản lý tài chính. Các sản phẩm bất động sản đầu tiên của River City dự kiến ra mắt vào giữa năm 2017.
Chọn lối đi tắt
Điểm chung của các dự án có dòng vốn đầu tư Nhật Bản là, thay vì phát triển dự án từ đầu, nhà đầu tư Nhật Bản có xu hướng góp vốn cùng đối tác Việt Nam để phát triển dự án hoặc mua lại dự án đã có đã có “đất sạch” để khai thác.
Cũng giống như Mitsubishi rót vốn vào The Manor Central Park cùng Bitexco, Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad rót vốn vào Kikyo Residence hay Creed Group rót vốn vào River City, Tập đoàn Maeda cũng quyết định “bắt tay” với Công ty Thiên Đức phát triển Dự án Waterina tại quận 2.
Trong khi đó, Công ty TNHH Kajima Overseas Asia (Nhật Bản) đã chi 500 triệu USD cùng Indochina Capital thành lập Liên doanh Indochina Kajima Development (ICC-Kajima) để đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam trong 10 năm tới.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam từ các nhà đầu tư Nhật Bản, ông Marc Townsend, Tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho rằng, sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường bất động sản Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang… là rất lớn.
“Khẩu vị của các nhà đầu tư này là tìm cơ hội phát triển các dự án nhà ở có vị trí kết nối tốt với khu trung tâm thành phố, các khu đất đã giải phóng mặt bằng hoặc những tài sản có thể khai thác ngay, mang về dòng tiền ổn định”, ông Marc Townsend nói.
Trong khi đó, ông Thân Thanh Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty Xúc tiến thương mại và đầu tư Sao Khuê (đơn vị vừa tổ chức đưa đoàn doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đi xúc tiến đầu tư Nhật Bản đầu tháng 10/2016) nhận định, nhiều tập đoàn của Nhật Bản đang mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Các tập đoàn này đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản tại TP.HCM và Hà Nội. Cụ thể, Tập đoàn Sumitomo muốn phát triển một dự án cao ốc văn phòng hơn 100 triệu USD, Tập đoàn Toshin muốn phát triển dự án khoảng 200 triệu USD...
Các bản tin khác
- Thị trường căn hộ tháng 11: Chạy đua cuối năm
- Thị trường bất động sản Việt Nam phát triển chưa bền vững
- Bế mạc kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016: Phát huy sức mạnh đồng thuận, xây dựng TP phát triển bền vững
- Đường Lê Hồng Phong: Yêu Đà Nẵng từ những con phố nhỏ
- College Town Đà Nẵng: Vùng tri thức - Vùng đầu tư tiềm năng
- Danh tính "Top 10 khu đô thị đáng sống nhất Việt Nam"
- Người Việt mua ô tô tăng cao 'chóng mặt'
- Quy hoạch kiến trúc cảnh quan bờ sông Hàn: cần cân nhắc kỹ lưỡng
- TP.HCM: Kiến nghị cho quận huyện được cấp giấy chứng nhận
- Giao lưu trực tuyến về việc cấp giấy CMND 12 số
- Ngân hàng phải sớm có quy trình cấp bảo lãnh bất động sản
- Ngập tràn quảng cáo nhà đất sai sự thật
- UBND TP Đà Nẵng trả lời một số ý kiến bức xúc của cử tri trước kỳ họp thứ 15 HĐND TP Khóa VIII
- Nhà đất Đà Nẵng “sốt” do quỹ đất nội đô khan hiếm
- Bất động sản 'xả hàng'
- Ghi diện tích trên sổ đỏ chung cư thế nào?
- Đô thị sinh thái làm nóng bất động sản Đà Nẵng
- TP.HCM: Từ 7-12-2015 sẽ không còn cấp CMND 9 số cũ
- Đường Lê Hồng Phong: Yêu Đà Nẵng từ những con phố nhỏ
- Văn phòng dịch vụ cho thuê - xu hướng mới đón đầu TPP