Thêm một số quy định về đất đai; thí sinh được đăng ký xét tuyển đại học không giới hạn số nguyện vọng, số trường; trẻ từ đủ 15 tuổi được mở tài khoản thanh toán không cần tài sản riêng... là những chính sách có hiệu lực từ ngày 1-3-2017.
Bổ sung một số quy định về đất đai
Nghị định 01/2017/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 3-3-2017) sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai gồm: Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Nghị định 44/2014/NĐ-CP, Nghị định 47/2014/NĐ-CP đã bổ sung một số quy định về đất đai như: Người sử dụng đất không thực hiện đúng nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bị cưỡng chế mà vẫn không chấp hành thì bị thu hồi đất.
Nhà đầu tư được tiếp tục sử dụng đất 24 tháng kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động; sau thời hạn 24 tháng mà chủ đầu tư không chuyển quyền sử dụng đất, bán tài sản gắn liền với đất thì bị thu hồi đất. Hợp đồng thuê đất, hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất bị chấm dứt khi đất đang cho thuê, cho thế chấp mà bị Nhà nước thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng, do vi phạm pháp luật về đất đai.
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa do UBND cấp tỉnh quy định phù hợp với điều kiện địa phương. Trường hợp có văn bản đề nghị điều chỉnh quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của Thủ tướng Chính phủ thì trong vòng 15 ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường phải lập hồ sơ trình UBND cấp tỉnh để ban hành quyết định điều chỉnh.
Không giới hạn nguyện vọng xét tuyển đại học
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 04/2017 về quy chế thi THPT quốc gia, xét công nhận tốt nghiệp THPT và Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT về quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy.
Theo đó, quy chế thi THPT và xét tuyển đại học trong năm 2017 có nhiều điểm mới đáng chú ý như: Thay đổi về số lượng bài thi THPT (5 bài thi thay vì tổ chức 8 môn thi như trước đây).
Cụ thể, 3 bài thi độc lập Toán, Ngoại ngữ, Ngữ văn. Hai bài thi tổ hợp, trong đó có một bài thi khoa học tự nhiên gồm tổ hợp các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học; một bài thi khoa học xã hội gồm tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.
Trong khi đó, Thông tư 05 quy định thí sinh được đăng ký xét tuyển đại học không giới hạn số nguyện vọng, số trường và nguyện vọng sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Hai thông tư này có hiệu lực từ ngày 10-3.
Trẻ từ đủ 15 tuổi được mở tài khoản thanh toán
Thông tư 32/2016/TT-NHNN do NHNN ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều về hướng dẫn việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán sẽ có hiệu lực từ 1-3-2017.
Theo đó, quy định mới mở rộng hơn về đối tượng được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, cụ thể: Cho phép trẻ từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được mở tài khoản thanh toán mà không cần phải có tài sản riêng như quy định hiện hành; bổ sung thêm đối tượng cá nhân là người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cũng được mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
50km đường cao tốc phải có một trạm cấp cứu tai nạn giao thông
Theo Thông tư số 49/2016/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc của Bộ Y tế, bắt đầu từ ngày 1-3, các tuyến đường bộ cao tốc phải có trạm cấp cứu tai nạn giao thông, tối thiểu 50km phải có một trạm.
Hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông phải bảo đảm nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả để cấp cứu và vận chuyển kịp thời nạn nhân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất. Trạm cấp cứu được tổ chức lồng ghép với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sẵn trên tuyến đường cao tốc đi qua bao gồm: Trạm y tế xã/phường, Trung tâm y tế quận/huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, Trung tâm cấp cứu 115, bệnh viện Nhà nước và bệnh viện tư nhân.
Áp dụng danh mục mới về bệnh cần chữa trị dài ngày
Đây là nội dung được đề cập tại Thông tư 46/2016/TT-BYT về Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày có hiệu lực từ ngày 1-3-2017.
Theo đó, bãi bỏ Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BYT, ban hành Danh mục mới bổ sung thêm nhiều loại bệnh vào các nhóm bệnh như: Nhóm bệnh thai nghén, sinh đẻ và hậu sản: Biến chứng sau xảy thai, chửa trứng, chửa ngoài tử cung; nhóm bệnh tâm thần: Rối loạn ám ảnh nghi thức; rối loạn stress sau sang chấn; các rối loạn nhân cách đặc hiệu; nhóm bệnh tai và xương chũm được đổi thành nhóm bệnh lý tai mũi họng. Đồng thời bổ sung bênh: Papilome thanh quản; viêm tai giữa mạn tính; sẹo hẹp khí quản vào nhóm bệnh này.
Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày là cơ sở để áp dụng các chế độ, quyền lợi bảo hiểm xã hội cho người lao động.
TH.S tổng hợp
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- THƯ CẢM ƠN!
- NỮ ANH HÙNG HẾT LÒNG VÌ CỘNG ĐỒNG
- UBND TP Đà Nẵng trao cờ thi đua năm 2022 cho VPCC Bảo Nguyệt
- Bỏ sổ hộ khẩu, người mua bán nhà đất cần nhớ điều này để tránh không chuyển nhượng được “sổ đỏ”
- 3 việc cần làm ngay trước ngày Sổ hộ khẩu bị khai tử
- Những việc cần làm trước khi bỏ sổ hộ khẩu từ 1/1/2023
- Bỏ Sổ hộ khẩu từ ngày 1/1/2023: Phương án nào để chứng minh thông tin cư trú?
- 31 trường hợp nhà đất được miễn phí trước bạ từ ngày 1/3/2022
- 5 Quy Định Mới Về Sổ Đỏ, Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất
- Hộ chiếu cấp trước 2022 được dùng đến khi hết hạn
- Khuyến khích cấp mới, cấp đổi Sổ đỏ ghi tên cả vợ và chồng
- Đã có hướng dẫn về trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu từ 01/7/2021
- Cách hợp thức hóa đất mua bằng giấy viết tay
- 3 quy định mới người mua nhà từ ngày 01/7/2021 cần biết
- 6 chính sách mới quan trọng có hiệu lực tháng 7/2021
- Từ 01/7/2021, khách đến chơi qua đêm có cần khai báo xã, phường?
- Rủi ro khi để lộ số CMND, Căn cước công dân
- Chính sách mới có hiệu lực tháng 5
- Bị xóa đăng ký thường trú, cuộc sống bị ảnh hưởng thế nào?
- 5 điều những người đang dùng Chứng minh nhân dân phải biết