Lợi thế sở hữu bãi biển trải dài, gắn liền với các di sản văn hóa đã mở ra triển vọng lớn hình thành chuỗi đô thị du lịch ven biển dọc duyên hải miền Trung trong tương lai gần.
Định vị khung đô thị từ mô hình mẫu “Đà Nẵng”
Nhắc đến đô thị miền Trung không thể không lấy TP. Đà Nẵng làm mô hình kiểu mẫu, bởi định hướng quy hoạch Đà Nẵng khá bài bản xét về tổng thể, mô phỏng sự liên kết chặt chẽ giữa công nghiệp, dịch vụ với các điều kiện phát triển.
Ông Đàm Quang Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tại Đà Nẵng cho rằng, xét về tổng thể, điều kiện hạ tầng Đà Nẵng được quy hoạch khá đồng bộ, tạo mối liên kết phát triển khá tốt giữa dịch vụ du lịch và công nghiệp thương mại. Hệ thống hạ tầng như cầu, đường, sân bay, cảng biển được đầu tư nâng cấp đồng bộ không ngoài mục đích phát huy lợi thế biển, lợi thế du lịch, đưa biển gần khu vực trung tâm. Tiếp đó, sự phát triển vượt bậc của tuyến đường ven biển Hoàng Sa – Trường Sa đi cùng hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng, đã tạo điểm nhấn kiến trúc về đô thị hướng biển cho Đà Nẵng.
Chuỗi đô thị nghỉ dưỡng ven biển kéo dài từ Đà Nẵng đến Quảng Nam.
Gần đây, TP. Đà Nẵng đã công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, đánh dấu một bước phát triển mới, tầm vóc mới để trở thành đô thị đặc biệt cấp quốc gia, hướng tới đô thị cấp quốc tế và phát triển bền vững. TP. Đà Nẵng đã phê duyệt 1.340 đồ án quy hoạch với diện tích 24.000 ha, phê duyệt địa điểm đầu tư xây dựng có diện tích 900 ha.
Trong khi đó, Quảng Nam cũng vừa phê duyệt 6 nhóm dự án động lực phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai, trong đó, nhấn mạnh nhóm hạ tầng du lịch dọc tuyến đường ven biển Hội An – Chu Lai. Đến nay, Công ty Nam Hội An đã chính thức khởi công Khu đô thị Nam Hội An với tổng vốn lên đến 4 tỷ USD, trong đó có nhiều hạng mục du lịch như khu nghỉ dưỡng, khu đô thị sinh thái… Đây có thể xem là bước ngoặt quan trọng tạo lực hút cho các dòng vốn đầu tư hạ tầng du lịch, đô thị dọc tuyến đường này trong tời gian tới.
Kỳ vọng vào bứt phá từ Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam
Theo kế hoạch, ngày 25/3/2017, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam và Phát triển đô thị du lịch ven biển miền Trung. Hội nghị dự kiến thu hút hàng trăm nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước tham gia. Đây cũng là dịp để các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách, góp ý xây dựng định hướng phát triển chuỗi đô thị ven biển này trong tương lai không xa.
Tuy có nhiều nét tương đồng, nhưng mỗi địa phương miền Trung lại có những đặc thù riêng, kéo theo góc nhìn riêng về định hướng phát triển đô thị. Dù vậy, định hưowớng chung nhất vẫn là hướng biển và lấy lợi thế du lịch làm tâm điểm phát triển.
Với tỉnh Quảng Nam, chính quyền địa phương cũng đã nhận diện được lợi thế lớn ở đường bờ biển kéo dài, từ Cửa Đại (Hội An) đến Chu Lai (Núi Thành) và cốt lõi phát triển đô thị Quảng Nam phải gắn liền với 2 di sản lớn là Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.
Theo ông Đỗ Xuân Diện, Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, phần lớn nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đến với Quảng Nam đều rất quan tâm đến tuyến dọc ven biển. Điều này được minh chứng qua thực tế nhiều dự án du lịch cao cấp được cấp phép dọc tuyến. Thực tế, dọc tuyến đường ven biển kéo dài từ Sơn Trà (Đà Nẵng) đến Tam Tiến (Tam Kỳ, Quảng Nam) đã xuất hiện hàng loạt khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển. Những dự án hạ tầng đô thị hỗ trợ du lịch đã dần hình thành, từng bước lộ diện chuỗi đô thị dọc tuyến ven biển miền Trung.
Dưới góc nhìn quy hoạch, chuỗi đô thị du lịch ven biển miền Trung đã tạo nên một định hướng cụ thể, để các địa phương khu vực này hướng đến. Qua đó, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để sớm hiện thực hóa giấc mơ phát triển du lịch bền vững.
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn