Hà Nội lần đầu tiên sau nhiều năm đã vượt ngưỡng 60 điểm, bước vào nhóm có chất lượng điều hành tốt, ở vị trí 14/63 tỉnh thành...
Lễ công bố báo cáo thường niên chỉ số PCI do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức sáng 14/3 tại Hà Nội.
Năm thứ tư liên tiếp trụ vững ngôi đầu bảng với số điểm 70, đánh dấu lần thứ 7 dẫn đầu cả nước kể từ khi chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được công bố.
Đó là thông tin về Đà Nẵng tại buổi công bố báo cáo thường niên chỉ số PCI do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức sáng 14/3 tại Hà Nội.
Được thực hiện năm thứ 12 liên tiếp, báo cáo PCI 2016 dựa trên thông tin phản hồi từ 11.600 doanh nghiệp, trong đó có trên 10.000 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành. Phản hồi còn đến từ gần 1.600 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại 14 tỉnh, thành của Việt Nam.
Theo bảng xếp hạng, Quảng Ninh đứng thứ hai với 65,60 điểm, thứ hạng cao nhất từ trước đến nay. Với 64,96 điểm, Đồng Tháp đứng thứ ba, lần thứ 9 nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành cao nhất.
Bình Dương (63,57 điểm) và Vĩnh Long (62,76 điểm) đã trở lại ấn tượng trong nhóm những tỉnh, thành có chất lượng điều hành xuất sắc nhất cùng với Lào Cai (63,49 điểm).
Tp.HCM, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Quảng Nam cũng nhận được nhiều đánh giá tích cực của các doanh nghiệp dân doanh về các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh.
Hà Nội lần đầu tiên sau nhiều năm đã vượt ngưỡng 60 điểm, bước vào nhóm có chất lượng điều hành tốt, ở vị trí 14/63 tỉnh thành.
Thông tin từ buổi lễ cũng cho thấy, trong PCI 2016 các tỉnh thuộc nhóm cuối bảng xếp hạng đã có nhiều nỗ lực cải cách rất ấn tượng. Khoảng cách điểm số giữa tỉnh cao nhất và thấp nhất được thu hẹp chỉ còn 17 điểm - mức thấp kỷ lục trong 12 năm qua.
Khái quát từ PCI, chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành tiếp tục duy trì xu hướng cải thiện.
So với năm 2015, những chuyển biến tích cực có thể được nhận thấy ở các lĩnh vực tính năng động, tiên phong của chính quyền, chi phí không chính thức, đào tạo lao động, cạnh tranh bình đẳng và đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên, gánh nặng khi thực hiện thủ tục hành chính, tiếp cận đất đai chưa thuận lợi và môi trường pháp lý chưa an toàn vẫn là một số trở ngại chính đối với nhiều doanh nghiệp trong nước.
Kết quả điều tra PCI 2016 cũng phản ánh những dấu hiệu khởi sắc đối với doanh nghiệp dân doanh trong nước khi 65% doanh nghiệp hoạt động có lãi, mức cao nhất trong 5 năm gần đây.
Lần đầu tiên trong vòng 12 năm qua, quy mô vốn trung bình của doanh nghiệp đã tăng đến mức cao nhất, bình quân 18,1 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2006 (7,5 tỷ đồng).
Các doanh nghiệp tiếp tục lạc quan về triển vọng kinh doanh với 48% dự kiến sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong vòng 2 năm tới.
Điều tra 1.550 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng cho thấy dấu hiệu tích cực tương tự. 11% doanh nghiệp FDI cho cho biết đã tăng vốn đầu tư, 63% tuyển dụng thêm lao động mới, mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua. Hơn một nửa số doanh nghiệp FDI có ý định tăng quy mô lao động, mức cao nhất kể từ năm 2010.
Đáng chú ý, báo cáo PCI năm nay dành một chương riêng để đánh giá về cảm nhận của các doanh nghiệp về các vấn đề môi trường, trong bối cảnh sự cố môi trường gây thiệt hại lớn xảy ra trên cả nước.
Kết quả, một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp (50% doanh nghiệp FDI và 45% doanh nghiệp trong nước) đều cho rằng bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng và sẵn sàng trả một mức chi phí cho các hoạt động cụ thể cũng như áp dụng thêm các quy định pháp luật để tránh ô nhiễm.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Những công trình ấn tượng của Việt Nam nổi tiếng thế giới
- Đầu tư vào bất động sản năm 2018 lãi lớn
- Thị trường bất động sản 2019: Hướng tới nhu cầu mua để ở
- Người mua bất động sản hưởng lợi từ công nghệ 4.0
- Kinh nghiệm vay mua nhà cuối năm
- Đặt nền móng vững chắc cho đô thị Đà Nẵng
- Kịch bản nào cho bất động sản Việt Nam 2019?
- Thách thức của du lịch Đà Nẵng, nhìn từ “đỉnh ngập”
- Tổ tư vấn đưa ra 3 kịch bản dự báo kinh tế của năm 2019
- “Hiện tượng” nhà phố thương mại
- Phát huy nội lực, đưa Đà Nẵng phát triển nhanh, bền vững
- 6 câu hỏi nên đặt ra khi đầu tư căn hộ condotel
- Chợ bất động sản online ngày càng sôi động
- Bình yên Chùa Linh Ứng Sơn Trà
- Chờ thêm 2 đại gia Việt Nam được vinh danh tỷ phú USD toàn cầu
- Bất động sản Đà Nẵng: Vùng ven sẽ tăng giá sau đợt lụt trái mùa
- Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort cùng lúc đón nhận 4 giải thưởng danh giá
- Đón sóng đầu tư bất động sản cuối năm cùng chuyên gia
- Xúc tiến mở tuyến đường ven biển phía đông các khu du lịch ở Ngũ Hành Sơn
- Giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư phải công khai, minh bạch