Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - Nguyễn Trần Nam cho rằng công trình cùng được xây dựng trên khu đất có quyền sử dụng lâu dài nhưng căn hộ tầng trên được sở hữu vĩnh viễn, officetel tầng dưới sở hữu có thời hạn là điểm còn bất cập.
Ngày 17/3, tại hội thảo "Thị trường căn hộ văn phòng officetel: Nhu cầu phát triển và vướng mắc pháp lý cần tháo gỡ", ông Nam đã kiến nghị với đại diện Bộ Xây dựng về việc xem xét cấp quyền sở hữu lâu dài cho căn hộ văn phòng officetel. Thực trạng hiện nay, các căn hộ officetel chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trong 50 năm.
Cơ sở để ông Nam đưa ta đề xuất này là cùng một công trình phức hợp xây dựng trên khu đất được cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì thời gian sở hữu tài sản cũng cần phải đồng nhất.
Theo đó, nếu tầng trên bố trí căn hộ thương mại có quyền sở hữu lâu dài, còn tầng dưới bố trí căn hộ văn phòng officetel chỉ được sở hữu 50 năm là một điểm mâu thuẫn cần xem lại.
Mạnh dạn đề xuất mở nút thắt về quyền sở hữu tài sản lâu dài cho căn hộ văn phòng officetel, tuy nhiên, ông Nam giữ nguyên quan điểm công trình phải được sử dụng đúng chức năng được cấp. Cụ thể, căn hộ officetel không có chức năng cư trú (người ở không được cấp hộ khẩu) mà chỉ được lưu trú (ở tạm thời trong một thời điểm rồi rời đi).
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhấn mạnh thêm, chức năng công trình bắt buộc phải tuân thủ đúng với giấy phép được cấp nhằm tránh nguy cơ phá vỡ các quy chuẩn kỹ thuật. Luật Nhà ở quy định, không được sử dụng căn hộ chung cư vào những mục đích khác. Do đó, nếu đã là chung cư thì không được phép sử dụng làm văn phòng. Trong trường hợp Sở Kế hoạch đầu tư cấp phép cho doanh nghiệp hoạt động tại chung cư, sở phải chịu trách nhiệm về việc cấp phép sai quy định.
"Tôi ủng hộ việc TP HCM kiên quyết trong việc trục xuất doanh nghiệp khỏi các tòa nhà chung cư vì hoạt động thương mại của các công ty làm quá tải hạ tầng kỹ thuật, nơi đỗ xe, lưu thông trong tòa nhà, ảnh hưởng đến sinh hoạt của cư dân", ông Nam nói.
Trở lại với sự phát triển của căn hộ officetel, lãnh đạo hiệp hội khẳng định, đây là dòng sản phẩm mới, sự tồn tại và bùng nổ của nó trên thị trường trong vài năm qua chứng tỏ người dân có nhu cầu thật. Do đó, cơ quan quản lý không nên cấm phát triển hoặc buông lỏng để phát triển tự phát tràn lan mà cần khống chế bằng các hệ số kỹ thuật.
Ông Nam cho rằng với vị thế là sản phẩm non trẻ được thị trường đón nhận, thời hạn sử dụng 50 năm của officetel không phải là quá ngắn vì cứ 5-10 năm luật lại bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi một lần. Do đó, ông tin tưởng vấn đề sở hữu hạn chế hoặc lâu dài đối với căn hộ officetel trong những thập niên tới có thể sẽ dần dần được cải thiện hoặc giải quyết theo hướng tích cực hơn.
Thống kê của Cushman & Wakefield, hiện nay tại TP HCM, đa phần các dự án có sản phẩm officetel thì khoảng 40% khách hàng là những công ty khởi nghiệp và mở văn phòng đại diện. 10-15% khách mua có nhu cầu thực còn lại là khách mua để đầu tư cho thuê.
Vũ Lê
Theo vnexpress
Các bản tin khác
- Sắp vận hành hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
- Thị trường bất động sản: Đo sức cầu quý cuối năm
- Đầu tư bất động sản, chọn đất nền hay nhà xây sẵn?
- Hồi sinh dự án DITP để đón đầu cơ hội thu hút đầu tư từ sự kiện APEC
- Lợi thế tại các dự án nghỉ dưỡng ven biển Đà Nẵng của VinaCapital
- Nghỉ lễ 2-9, Đà Nẵng có gì?
- Nhiều hoạt động hấp dẫn dịp nghỉ lễ 2-9
- Đà Nẵng: Hấp dẫn sở hữu đất nền kèm sổ đỏ ở phía tây thành phố
- Đầu tư bất động sản, chọn đất nền hay nhà xây sẵn?
- Đau đầu chuyện định giá đất
- Khu vực tây bắc thành phố: Bất động sản sôi động
- Thách thức cho bất động sản du lịch
- Tưng bừng Giải thể thao chào mừng 72 năm ngày truyền thống Ngành Tư pháp Việt Nam
- Những điểm check in đẹp như mơ dịp 2/9
- Sắp khai trương khu spa massage đẳng cấp lớn nhất tại Đà Nẵng và miền Trung
- Đà Nẵng: Khai trương khách sạn 4 sao theo mô hình condotel ngay trong lòng Thành phố
- Thị trường bất động sản: Hết ngại tháng Ngâu
- Khách hàng “ruột” của Sun Group trải nghiệm kỳ nghỉ đặc quyền
- Hơn 750 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Bất động sản ngầm, ‘cuộc chiến’ mới của siêu đô thị