TTO - Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia vừa đưa ra trong các hội thảo chuyên môn diễn ra trong những ngày cuối tuần qua.
Sự tập trung của thị trường đang hướng về căn hộ vừa túi tiền. Ảnh: QUANG ĐỊNH |
Đáng chú ý là sự tập trung của thị trường đang hướng về phân khúc “xưa nay thiếu” - căn hộ vừa túi tiền cho số đông người dân có nhu cầu ở thực sự.
Chỉ đáng lo ngại ở phân khúc cao cấp
“Trong năm 2017 chưa có bong bóng BĐS. Thay vào đó thị trường có thể sẽ theo xu thế chững lại như năm 2016”, ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM - cho biết tại buổi tọa đàm "Xu thế dòng tiền và cơ hội đầu tư bất động sản năm 2017" do Tạp chí đầu tư bất động sản CafeLand tổ chức sáng 16-12.
Theo ông, nguyên nhân chính của việc chững lại đến từ sự lệch pha cung cầu trong phân khúc bất động sản cao cấp, lệch pha tín dụng ngân hàng vào một số doanh nghiệp lớn, trong đó có bất động sản.
Theo vị này, trong năm qua quy mô dự án, giá trị sản phẩm bất động sản tăng mạnh. Số lượng sản phẩm bất động sản trung cao cấp vượt xa so với các sản phẩm trung bình và giá thấp.
Ngoài ra, tín dụng đầu tư và kinh doanh bất động sản tăng chậm lại trong bối cảnh chính sách ngày càng cẩn trọng hơn, tập trung chủ yếu vào nhu cầu xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở, nhà để ở kết hợp với cho thuê.
Trong khi đó, GS Đặng Hùng Võ dự báo lạc quan hơn về thị trường 2017.
Vị cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường cho rằng thị trường BĐS Việt Nam năm 2017 được sẽ tiếp đà của năm 2016, vẫn sôi động và tăng trưởng, nhất là đối với phân khúc thị trường BĐS nghỉ dưỡng và phân khúc nhà ở hạng trung, giá rẻ dành cho người thu nhập trung bình.
Số đông người dân vẫn đang có nhu cầu ở thực sự - Ảnh: QUANG ĐỊNH |
“Đối với BĐS du lịch, nghỉ dưỡng, phân khúc này mới có điều kiện phát triển mạnh từ năm 2015, đang hứa hẹn nhiều trong thời gian sắp tới.
Tình trạng dư cung đã được đặt ra như một cảnh báo sớm tại Đà Nẵng và Nha Trang, nhưng sự thực chưa tới mức đáng ngại.
Các dự án loại này đang phát triển ở nhiều địa bàn khác có tiềm năng du lịch”, ông Võ nhận định tại hội thảo “Thị trường bất động sản năm 2016-2017: Toàn cảnh và dự báo” do kênh thông tin Batdongsan.com.vn tổ chức tại TP.HCM ngày 17-12.
Hướng về nhà vừa túi tiền trong năm 2017
"Các doanh nghiệp cần phát triển các sản phẩm nhà ở có giá phù hợp với túi tiền. Điều này sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực cho thị trường, tạo cơ hội có nhà cho người thu nhập thấp và tạo ra sự cân đối cho thị trường, hạn chế làn sóng đầu tư, đầu cơ", ông Châu kiến nghị.
Ông Sử Ngọc Khương - giám đốc đầu tư Công ty Savills Việt Nam - cũng đồng tình rằng thời gian qua có sự lệch pha về phân khúc nhà ở.
“Nhưng thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đã tập trung phát triển nhà giá thấp, chấp nhận lợi nhuận thấp nhưng bán được nhiều sản phẩm và đó là tín hiệu tốt cho thị trường", ông Khương nhìn nhận.
Kiến nghị với cơ quan chức năng về các chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở giá rẻ, các chuyên gia cho rằng cần giảm thuế, ưu đãi tiền sử dụng đất, giảm thủ tục cho doanh nghiệp để các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào phân khúc nhà giá rẻ.
Các chuyên gia cũng kiến nghị tiếp tục có các gói tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp khi tham gia đầu tư các sản phẩm thuộc phân khúc này.
Đối với người mua nhà, cần tiếp tục có gói tín dụng ưu đãi cho người mua nhà (như gói 30.000 tỉ), đơn giản hóa đối tượng và thủ tục xét duyệt hồ sơ (đối với phân khúc nhà ở xã hội).
|
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị tồn kho bất động sản trên toàn quốc còn khoảng 31.842 tỉ đồng, đã giảm được 19.047 tỉ đồng so với cuối năm ngoái - Ảnh: QUANG ĐỊNH |
M&A sẽ nhộn nhịp trong năm tới
Theo ông Trần Kim Chung - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - dự báo thị trường khả năng sẽ giảm nhiệt, quy mô sẽ giảm khá nhiều do việc đầu cơ suy giảm.
“Bất động sản sẽ phân hóa mạnh, chỉ một số dự án cục bộ có ưu thế tài chính, sản phẩm mới có thể tiêu thụ thuận lợi.
Một số dự án đã triển khai sẽ được hoàn thành trong khi một số dự án chuẩn bị khởi công sẽ có thể bị đình hoãn. Đây là điều kiện thuận lợi để các diễn ra quá trình sáp nhập và mua lại”, ông Chung nhận định.
Ông Lê Hoàng Châu cũng cho rằng quá trình mua bán sáp nhập doanh nghiệp sẽ mạnh hơn trước đây.
“Hiện nay thành phố có 500 dự án tạm ngưng triển khai, đây là cơ hội rất lớn cho các hoạt động mua bán, dù năm 2017 dòng vốn đầu tư nước ngoài vào bất động sản có thể giảm đi.
Điển hình như năm qua, nguồn vốn FDI đầu tư vào BĐS đạt khoảng 1,3 tỉ USD, giảm 44% so với 2015”, ông Châu cho biết.
Các bản tin khác
- Thị trường bất động sản: Lạc quan trong thận trọng
- Siết tín dụng bất động sản: Động thái cần thiết để thị trường phát triển bền vững
- Thế giới ước mơ và hạnh phúc qua màn trình diễn của đội Ý
- Bất động sản xoay chiều đầu tư
- Biệt thự trên không, khái niệm mới về nhà ở
- Chủ tịch nước Lệnh công bố 7 Luật
- Bất động sản miền Trung còn nhiều dư địa phát triển
- Nhà đầu tư ngoại nào đang dẫn đầu thị trường bất động sản Việt Nam?
- Gần 28 tỷ đồng xây bãi đỗ xe lắp ghép 6 tầng tại khu vực trung tâm thành phố
- GẶP MẶT NHÂN DỊP BÀ NGUYỄN VŨ MINH NGUYỆT ĐƯỢC PHONG TẶNG DANH HIỆU AHLLVTND
- Đà Nẵng qui hoạch lại 7 khu 'đất vàng' của các đại gia
- Doanh nghiệp chuyên doanh bất động sản đầu tiên ở Đà Nẵng lên sàn chứng khoán
- Đà Nẵng sẵn sàng cho tuần lễ GEF 6
- "Ma trận" sàn giao dịch bất động sản
- Bão vành đai (Bài cuối: Không nên đô thị hóa cưỡng bức)
- Đà Nẵng: Ra mắt liên minh doanh nghiệp bất động sản G3
- Rà soát các dự án đầu tư trọng điểm về giao thông
- Các tuyến đường thuộc dự án Khu dân cư bàu Gia Phước (Q. Sơn Trà): Chậm thi công do mặt bằng còn "vướng"
- Sẽ lập Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng
- Giải mã tại sao Liên Chiểu thu hút các nhà đầu tư lớn