UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản chính thức gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thống nhất phương án báo cáo Thủ tướng xin chủ trương thực hiện di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm Đà Nẵng, với tổng số vốn xin vay là 6.371 tỷ đồng.
Theo đề xuất của UBND TP Đà Nẵng số tiền 6.371 tỷ đồng này sẽ được vay từ nguồn vốn ODA để đầu tư hoàn chỉnh toàn bộ dự án bao gồm thêm tuyến đường bộ kết nối nhà ga hành khách với quốc lộ 1A, hầm chui dưới ga mới kết nối Đông – Tây để phù hợp với quy hoạch của thành phố.
Về cơ chế tài chính của phương án này, chi phí đối ứng trong nước chủ yếu là phục vụ công tác giải phóng mặt bằng với kinh phí 2.129 tỷ đồng (bao gồm dự phòng), trong đó dự kiến được 1.192 tỷ đồng từ nguồn khai thác quỹ đất khu vực nhà ga cũ, phần còn lại 937 tỷ đồng đề nghị Chính phủ cấp; công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án do thành phố thực hiện.
Bên cạnh đó, Chính phủ bảo lãnh cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam trực tiếp vay ODA phần còn lại 4.602 tỷ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng các hạng mục công trình của dự án. Trong trường hợp Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam không thực hiện được thì kiến nghị Chính phủ bảo lãnh vay ODA và giao Quỹ Đầu tư phát triển của thành phố. Sau khi đầu tư xây dựng xong, sẽ cho Tổng Công ty Đường sắt VN thuê khai thác và chi trả kinh phí để hoàn vốn dự án.
Theo đánh giá, vay vốn ODA sẽ giúp đầu tư hoàn chỉnh dự án phù hợp với quy hoạch phát triển thành phố về lâu dài và chủ động trong việc quản lý, điều hành. Vì vậy, Đà Nẵng đề xuất chọn phương án vay ODA để thực hiện, trường hợp không xúc tiến được nguồn vốn vay ODA, Đà Nẵng đề nghị Trung ương chọn phương án BT kết hợp BLT sử dụng nguồn vốn trong nước.
Trước đó UBND TP Đà Nẵng đã công bố 3 phương án khả thi để di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố:
Phương án 1: Đầu tư theo hình thức BT bằng quỹ đất tương ứng với giá trị thu được từ khu đất nhà ga cũ khoảng 1.192 tỉ đồng (ưu tiên cho công tác giải phóng mặt bằng). Nhà đầu tư được quyền khai thác quỹ đất tại khu vực nhà ga cũ theo quy hoạch của thành phố phần con lại 2.259 tỉ đồng sẽ kiến nghị Chính phủ đầu tư bằng vốn ngân sách Trung ương (vốn trái phiếu, vốn dự phòng trung ương hoặc ODA…)
Phương án 2: Đầu tư theo hình thức BT kết hợp với hình thức BTL (Xây dựng-thuê dịch vụ-chuyển giao); đầu tư theo hình thức BT bằng quỹ đất tương ứng với giá trị thu được từ khu đất nhà ga cũ khoảng 1.192 tỉ đồng ( ưu tiên cho công tác giải phóng mặt bằng).
Nhà đầu tư được quyền khai thác quỹ đất tại khu vực nhà ga cũ theo quy hoạch của thành phố, phần con lại 2.259 tỉ đồng sẽ được đầu tư theo hình thức BTL. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quản lý khai thác, sử dụng; kinh phí chi trả cho nhà đầu tư được trích từ nguồn doanh thu của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; thời gian hoàn vốn của dự án là 16 năm.
Phương án 3: Đầu tư theo hình thức BT kết hợp với hình thức BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao). Thời gian hoàn vốn của Dự án là 22 năm.
Doãn Thành (KTĐT)
Các bản tin khác
- 'Mua' lại Phòng công chứng nhà nước với giá 1,8 tỉ đồng
- Thị trường BĐS tháng 11/2015 khá ổn định, giá cả ít biến động
- Chính phủ yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin bất động sản
- Đà Nẵng hạ giá bán căn hộ chung cư nhà nước
- Cấm thông tin “ảo”, thị trường bất động sản liệu có minh bạch?
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2015
- Thị trường bất động sản: Thẩm thấu tốt, không lo bong bóng
- Khu đô thị FPT Đà Nẵng: 1,6 tỷ đồng sở hữu một căn nhà phố thông minh
- Sẽ lập hệ thống thông tin nhà ở thống nhất trên toàn quốc
- Thay đổi quan điểm trong sở hữu bất động sản
- Kiến nghị kéo dài thời gian “giải cứu” bất động sản
- Thi công công viên tại bãi đỗ xe ngầm đường Hùng Vương
- Quốc hội thông qua nhiều luật quan trọng
- 3 lưu ý khi chọn mua căn hộ cao cấp
- Dấu ấn cá nhân của nhà đầu tư bất động sản
- Cầu chưa xây, đất đã bị “thổi giá lên trời”
- Địa ốc đón TPP: Cơ hội mới, nhu cầu mới
- Ngân hàng ‘kết hôn’ chặt với địa ốc
- Giá đất Đà Nẵng tăng mạnh
- Hướng dẫn thẩm quyền về công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người SDĐ, nhà ở