UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản chính thức gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thống nhất phương án báo cáo Thủ tướng xin chủ trương thực hiện di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm Đà Nẵng, với tổng số vốn xin vay là 6.371 tỷ đồng.
Theo đề xuất của UBND TP Đà Nẵng số tiền 6.371 tỷ đồng này sẽ được vay từ nguồn vốn ODA để đầu tư hoàn chỉnh toàn bộ dự án bao gồm thêm tuyến đường bộ kết nối nhà ga hành khách với quốc lộ 1A, hầm chui dưới ga mới kết nối Đông – Tây để phù hợp với quy hoạch của thành phố.
Về cơ chế tài chính của phương án này, chi phí đối ứng trong nước chủ yếu là phục vụ công tác giải phóng mặt bằng với kinh phí 2.129 tỷ đồng (bao gồm dự phòng), trong đó dự kiến được 1.192 tỷ đồng từ nguồn khai thác quỹ đất khu vực nhà ga cũ, phần còn lại 937 tỷ đồng đề nghị Chính phủ cấp; công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án do thành phố thực hiện.
Bên cạnh đó, Chính phủ bảo lãnh cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam trực tiếp vay ODA phần còn lại 4.602 tỷ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng các hạng mục công trình của dự án. Trong trường hợp Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam không thực hiện được thì kiến nghị Chính phủ bảo lãnh vay ODA và giao Quỹ Đầu tư phát triển của thành phố. Sau khi đầu tư xây dựng xong, sẽ cho Tổng Công ty Đường sắt VN thuê khai thác và chi trả kinh phí để hoàn vốn dự án.
Theo đánh giá, vay vốn ODA sẽ giúp đầu tư hoàn chỉnh dự án phù hợp với quy hoạch phát triển thành phố về lâu dài và chủ động trong việc quản lý, điều hành. Vì vậy, Đà Nẵng đề xuất chọn phương án vay ODA để thực hiện, trường hợp không xúc tiến được nguồn vốn vay ODA, Đà Nẵng đề nghị Trung ương chọn phương án BT kết hợp BLT sử dụng nguồn vốn trong nước.
Trước đó UBND TP Đà Nẵng đã công bố 3 phương án khả thi để di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố:
Phương án 1: Đầu tư theo hình thức BT bằng quỹ đất tương ứng với giá trị thu được từ khu đất nhà ga cũ khoảng 1.192 tỉ đồng (ưu tiên cho công tác giải phóng mặt bằng). Nhà đầu tư được quyền khai thác quỹ đất tại khu vực nhà ga cũ theo quy hoạch của thành phố phần con lại 2.259 tỉ đồng sẽ kiến nghị Chính phủ đầu tư bằng vốn ngân sách Trung ương (vốn trái phiếu, vốn dự phòng trung ương hoặc ODA…)
Phương án 2: Đầu tư theo hình thức BT kết hợp với hình thức BTL (Xây dựng-thuê dịch vụ-chuyển giao); đầu tư theo hình thức BT bằng quỹ đất tương ứng với giá trị thu được từ khu đất nhà ga cũ khoảng 1.192 tỉ đồng ( ưu tiên cho công tác giải phóng mặt bằng).
Nhà đầu tư được quyền khai thác quỹ đất tại khu vực nhà ga cũ theo quy hoạch của thành phố, phần con lại 2.259 tỉ đồng sẽ được đầu tư theo hình thức BTL. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quản lý khai thác, sử dụng; kinh phí chi trả cho nhà đầu tư được trích từ nguồn doanh thu của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; thời gian hoàn vốn của dự án là 16 năm.
Phương án 3: Đầu tư theo hình thức BT kết hợp với hình thức BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao). Thời gian hoàn vốn của Dự án là 22 năm.
Doãn Thành (KTĐT)
Các bản tin khác
- Trao sổ đỏ cho vợ chồng 'ông già Đan Mạch'
- Chuyển nhượng BĐS ngưng trệ do bất cập trong thủ tục hành chính
- Giá bán căn hộ đã tăng đến 4% trong 3 tháng
- Khổ vì dự án chậm triển khai
- Có hóa giải được “mê hồn trận” thủ tục hành chính về nhà đất?
- Ôtô “ngoại” dồn dập về Việt Nam
- Địa ốc có “sốt thật” vào cuối năm?
- Thị trường BĐS trên đà phục hồi
- BĐS rục rịch tìm cơ hội
- Đà Nẵng sắp có thêm trung tâm giải trí phức hợp hiện đại
- Mở bán phân khu biệt thự Ruby Villa, dự án Green City
- Tổng hợp điểm mới Thông tư 35/2014/TT-BCA về tạm trú, thường trú
- Giá giảm sâu vẫn chưa chạm đáy
- In sách giới thiệu “100 doanh nghiệp tiêu biểu TP Đà Nẵng năm 2014”
- Phương án chuyển đất tái định cư chưa sát thực tế
- Kế hoạch tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
- Phê duyệt giá khởi điểm 2 khu đất lớn tại khu vực An Đồn và đường Nguyễn Sinh Sắc
- Thu tiền sử dụng đất đối với các trường hợp giải toả đã có đất thực tế
- Người dân ồ ạt mua nhà cuối năm
- Người vay sẽ hưởng lợi