UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản chính thức gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thống nhất phương án báo cáo Thủ tướng xin chủ trương thực hiện di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm Đà Nẵng, với tổng số vốn xin vay là 6.371 tỷ đồng.
Theo đề xuất của UBND TP Đà Nẵng số tiền 6.371 tỷ đồng này sẽ được vay từ nguồn vốn ODA để đầu tư hoàn chỉnh toàn bộ dự án bao gồm thêm tuyến đường bộ kết nối nhà ga hành khách với quốc lộ 1A, hầm chui dưới ga mới kết nối Đông – Tây để phù hợp với quy hoạch của thành phố.
Về cơ chế tài chính của phương án này, chi phí đối ứng trong nước chủ yếu là phục vụ công tác giải phóng mặt bằng với kinh phí 2.129 tỷ đồng (bao gồm dự phòng), trong đó dự kiến được 1.192 tỷ đồng từ nguồn khai thác quỹ đất khu vực nhà ga cũ, phần còn lại 937 tỷ đồng đề nghị Chính phủ cấp; công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án do thành phố thực hiện.
Bên cạnh đó, Chính phủ bảo lãnh cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam trực tiếp vay ODA phần còn lại 4.602 tỷ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng các hạng mục công trình của dự án. Trong trường hợp Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam không thực hiện được thì kiến nghị Chính phủ bảo lãnh vay ODA và giao Quỹ Đầu tư phát triển của thành phố. Sau khi đầu tư xây dựng xong, sẽ cho Tổng Công ty Đường sắt VN thuê khai thác và chi trả kinh phí để hoàn vốn dự án.
Theo đánh giá, vay vốn ODA sẽ giúp đầu tư hoàn chỉnh dự án phù hợp với quy hoạch phát triển thành phố về lâu dài và chủ động trong việc quản lý, điều hành. Vì vậy, Đà Nẵng đề xuất chọn phương án vay ODA để thực hiện, trường hợp không xúc tiến được nguồn vốn vay ODA, Đà Nẵng đề nghị Trung ương chọn phương án BT kết hợp BLT sử dụng nguồn vốn trong nước.
Trước đó UBND TP Đà Nẵng đã công bố 3 phương án khả thi để di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố:
Phương án 1: Đầu tư theo hình thức BT bằng quỹ đất tương ứng với giá trị thu được từ khu đất nhà ga cũ khoảng 1.192 tỉ đồng (ưu tiên cho công tác giải phóng mặt bằng). Nhà đầu tư được quyền khai thác quỹ đất tại khu vực nhà ga cũ theo quy hoạch của thành phố phần con lại 2.259 tỉ đồng sẽ kiến nghị Chính phủ đầu tư bằng vốn ngân sách Trung ương (vốn trái phiếu, vốn dự phòng trung ương hoặc ODA…)
Phương án 2: Đầu tư theo hình thức BT kết hợp với hình thức BTL (Xây dựng-thuê dịch vụ-chuyển giao); đầu tư theo hình thức BT bằng quỹ đất tương ứng với giá trị thu được từ khu đất nhà ga cũ khoảng 1.192 tỉ đồng ( ưu tiên cho công tác giải phóng mặt bằng).
Nhà đầu tư được quyền khai thác quỹ đất tại khu vực nhà ga cũ theo quy hoạch của thành phố, phần con lại 2.259 tỉ đồng sẽ được đầu tư theo hình thức BTL. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quản lý khai thác, sử dụng; kinh phí chi trả cho nhà đầu tư được trích từ nguồn doanh thu của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; thời gian hoàn vốn của dự án là 16 năm.
Phương án 3: Đầu tư theo hình thức BT kết hợp với hình thức BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao). Thời gian hoàn vốn của Dự án là 22 năm.
Doãn Thành (KTĐT)
Các bản tin khác
- Sớm chốt phương án triển khai di dời ga đường sắt
- Đà Nẵng định xây hầm vượt sông Hàn hơn 4000 tỷ theo hợp đồng BT
- Nhà đầu tư săn lùng đất nền Nam Hòa Xuân
- Đà Nẵng: Xuất hiện cơn sốt đất nền Khu đô thị sinh thái Nam Hòa Xuân
- Việt kiều mua nhà cần giấy tờ gì?
- Mua nhà được cam kết lợi nhuận: Hợp đồng phải chặt
- Vì sao người nước ngoài vẫn ngại mua nhà tại Việt Nam?
- Sốt dự án đô thị sinh thái tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng sắp xây hầm 4.000 tỷ qua sông Hàn
- Nhiều đại gia ngoài ngành bất ngờ lấn sân sang bất động sản
- Nhiều kẽ hở khiến người mua nhà thua thiệt
- Ô tô nhỏ sắp tràn vào VN
- Người mua nhà chịu thiệt vì nhiều “lỗ hổng” pháp luật
- Gần 230 tỷ đồng đầu tư xây dựng Nút giao khác mức Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương
- Môi giới bất động sản chuẩn bị dồn về Đà Nẵng
- Đua nhau làm dự án đổi lấy đất
- Loạt thương vụ chuyển nhượng cao ốc đốt nóng thị trường năm 2016
- Việt kiều đổ vốn vào bất động sản nghỉ dưỡng
- Căn hộ nghỉ dưỡng F.Home chào sàn Sài Gòn
- Bộ trưởng GTVT đồng tình xây dựng Cảng Liên Chiểu