Giá nhà đất có biểu hiện tăng nóng cục bộ tại một số khu vực và những cảnh báo rủi ro lại được phát đi.
Cho vay mua nhà đang chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tín dụng cá nhân
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM, cho vay tiêu dùng của các ngân hàng trên địa bàn Thành phố tăng trong những tháng đầu năm nay; trong đó, cho vay cá nhân mua nhà đất, sửa chữa nhà tăng mạnh. Cụ thể, cho vay tiêu dùng đang chiếm trên 10% dư nợ, song tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng chủ yếu tập trung vào cá nhân vay mua nhà.
Nhưng thị trường bất động sản không chỉ có mỗi phân khúc nhà ở, mà còn có cả bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch, căn hộ cao cấp… Ngoài ra, còn có một số dự án cơ sở hạ tầng hiện nay cũng được chuyển nhượng, mua lại quyền khai thác. Vì thế, nhận định được đưa ra từ TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế - tài chính, để kiểm soát được dòng tiền vào thị trường bất động sản cũng như tránh “vết xe đổ” nợ xấu trước kia, không nên dùng nguồn tiền từ ngân hàng “bơm” ra để mua lại những dự án này.
Nhìn nhận về câu chuyện cho vay bất động sản, ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam cho rằng, nếu các ngân hàng chỉ đẩy mạnh cho vay mua nhà ở phân khúc căn hộ có mức giá phù hợp đối với khách hàng có thu nhập trung bình thì không có đáng quan ngại. Tất nhiên, các ngân hàng cần xem xét kỹ đầu ra của các dự án đó cũng như giá bán có hợp lý hay không.
“So với trước, hiện các ngân hàng cũng đã kiểm soát chặt rủi ro trong cho vay bất động sản. Tuy nhiên, với phân khúc căn hộ cao cấp và những dự án thuộc phân khúc giá cao khó tiêu thụ hàng và có dấu hiệu chững lại theo đánh giá của các nhà phân tích lĩnh vực bất động sản đưa ra trong thời gian gần đây, thì việc rót vốn vào phân khúc này cần thận trọng. Đáng chú ý là cho nhà đầu tư và đầu cơ bất động sản vay vốn rủi ro sẽ khá cao”, ông Hải nói.
Thị trường bất động đã ấm lên nhiều so với giai đoạn trước, nhưng sự sôi động chủ yếu vẫn diễn ra ở phân khúc nhà đất có giá vừa túi tiền với người có thu nhập trung bình.
Cũng theo nhận định của ông Hải, sở dĩ Ngân hàng Nhà nước có sự kiểm soát room tín dụng và chủ động ngay từ đầu năm dựa trên tình hình lạm phát có xu hướng trở lại, cũng như nhằm kiểm soát tín dụng vào một số lĩnh vực nhạy cảm như bất động sản, để hạn chế rủi ro nợ xấu.
Trong khi đó, theo nhận định của một đại diện ngân hàng, tín dụng bất động sản sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, đặc biệt là nhu cầu vay mua nhà ở của người dân thuộc phân khúc thu nhập trung bình khá vẫn còn rất lớn.
“Nếu ngân hàng tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân có nhu cầu mua nhà ở và có quy trình cho vay kiểm soát tốt thì vẫn đảm bảo an toàn”, vị đại diện trên nói và cho biết thêm, không chỉ với khách hàng cá nhân, mà việc cho vay đầu tư bất động sản tại các dự án nhà ở cũng đang được kiểm soát chặt chẽ. Ngân hàng chỉ xem xét tài trợ cho dự án có đầu ra khả thi, pháp lý đầy đủ và chủ đầu tư uy tín trên thị trường.
Việc đẩy mạnh cho vay với lĩnh vực bất động sản, không chỉ với phân khúc mua nhà, mà cả với các chủ đầu tư… đã và đang được xem là một giải pháp kích cầu thị trường bất động sản và tín dụng của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, một chuyên gia lĩnh vực tài chính cho rằng, ngân hàng cũng đã cẩn trọng hơn khi rót vốn vào lĩnh vực tín dụng này.
Nợ xấu của ngành ngân hàng tăng cao trong những năm trước chủ yếu tập trung lĩnh vực bất động sản, do các nhà băng đã đẩy mạnh vốn vào thị trường này, nhưng thiếu sự kiểm soát. Đó là bài học mà chắc hẳn các ngân hàng không thể quên, vì đến nay, vẫn chưa giải quyết xong.
Còn nhớ, vào giai đoạn 2007 - 2008, dư nợ tín dụng của ngành ngân hàng đã tăng lên mức quá cao, bất bình thường. Từ mức 20-30%, tăng trưởng dư nợ tín dụng của ngành đã lên mức 57% vào năm 2007, trong đó có nguyên nhân lớn từ việc các ngân hàng đổ vốn vào bất động sản, chứng khoán giai đoạn trên, tạo bong bóng thị trường nhà đất, chứng khoán.
Các bản tin khác
- Sẽ kiến nghị Thủ tướng bỏ thông tư 16 của Bộ Xây dựng
- Ghế sếp ngân hàng lớn nào “nóng” nhất?
- Thị trường bất động sản "ấm" lên
- Đề nghị tăng thời gian cho người mua nhà ở xã hội vay vốn ưu đãi từ 10 năm lên 15 năm
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng: Bất ngờ!
- Cấp GCN quyền sử dụng đất các dự án TĐC phục vụ giải toả Nút giao thông khác mức ngã ba Huế
- Đà Nẵng sẽ có thêm hai quận mới
- Sẽ thêm quyền cho công chứng viên
- Bí thư Thành uỷ Trần Thọ: Chúng ta phải biết nâng niu, trân trọng doanh nghiệp
- Gói 30.000 tỷ: Còn cách nào ngoài “leo cột mỡ”?
- Khác biệt giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền
- Văn phòng công chứng Bảo Nguyệt trao quà tết cho người nghèo
- "Bông Hồng xứ Quảng" trên Báo Công an thành phố Đà Nẵng số Xuân
- 2014, bất động sản hồi sinh?
- Thành lập Ban Chỉ đạo "Năm Doanh nghiệp Đà Nẵng 2014"
- Giới kinh doanh nhà đất buồn vui lẫn lộn
- Năm 2014, vốn ngoại sẽ chảy mạnh vào bất động sản
- Bất động sản lạc quan thận trọng
- “Nới” quy định về cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ
- Nâng cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp