Đa phần những căn nhà bán bằng vi bằng đều là xây dựng trái hoặc sai phép. Do đó có thể bị chính quyền cưỡng chế.
Những căn hộ có diện tích khoảng 20m2 gồm một tầng trệt và một lầu đang được mua bán tại các quận vùng ven trung tâm TP.HCM với giá 350 triệu đến 600 triệu đồng.
Điểm khác biệt của việc mua những căn nhà nhà với các giao dịch mua bán nhà đất thông thường là không có sổ đỏ, không hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, mà chỉ có 1 giấy tờ được gọi là vi bằng. Hình thức mua bán nhà, đất này đang diễn ra khá rầm rộ.
Vi bằng là biên bản do văn phòng Thừa phát lại tại địa phương cấp, ghi nhận: vào một ngày giờ, địa điểm, giữa các bên liên quan có cam kết một nội dung nào đó với nhau.
Trong trường hợp mua bán nhà, đất ở trên, văn phòng Thừa phát lại chỉ làm chứng việc giao nhận tiền giữa bên bán và bên mua. Thậm chí trong vi bằng còn ghi rõ: "Các bên tham gia tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của văn bản giấy tờ liên quan".
Điều này có nghĩa là vi bằng chỉ có giá trị là bằng chứng ghi nhận việc giao nhận tiền chứ không có cơ sở để chứng thực người mua có quyền sở hữu căn nhà.
Vì không có giá trị về mặt pháp lý nên người mua sẽ hoàn toàn không có quyền sử dụng đối với phần tài sản mà mình đã bỏ tiền ra mua. Do vậy, các quyền cơ bản như là việc xây cất, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng nhà đều không được phép.
Ngoài ra, đa phần những căn nhà bán theo diện này đều là xây dựng trái hoặc sai phép. Do đó có thể bị chính quyền cưỡng chế.
Mua bán nhà đất bằng vi bằng, chứa đựng nhiều rủi ro như vậy, nhưng thực tế, công tác quản lý tại các địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn.
Theo đại diện chính quyền địa phương, việc mua bán qua vi bằng là giao dịch tự nguyện giữa bên bán và người mua thông qua Thừa phát lại, vì thế rất khó để quản lý hình thức này.
Do đó, để giảm tình trạng giao dịch bằng vi bằng, chỉ có thể thực hiện các biện pháp phát hiện ngay từ đầu khi chủ đất xây dựng để họ không thể thực hiện hành vi mua bán.
Tuy nhiên, đại diện thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, hiện chỉ có thể xử lý những trường hợp xây tăng diện tích hoặc sai kiến trúc mặt ngoài. Các chủ đất vẫn có thể lách luật xây những vách ngăn bên trong để tạo thành những căn nhỏ hơn.
Sở Xây dựng cũng cho biết, trong thời gian tới sẽ phối hợp với UBND các quận huyện rà soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để chấn chỉnh tình trạng mua bán bằng vi bằng này.
VTV
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay