Đa phần những căn nhà bán bằng vi bằng đều là xây dựng trái hoặc sai phép. Do đó có thể bị chính quyền cưỡng chế.
Những căn hộ có diện tích khoảng 20m2 gồm một tầng trệt và một lầu đang được mua bán tại các quận vùng ven trung tâm TP.HCM với giá 350 triệu đến 600 triệu đồng.
Điểm khác biệt của việc mua những căn nhà nhà với các giao dịch mua bán nhà đất thông thường là không có sổ đỏ, không hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, mà chỉ có 1 giấy tờ được gọi là vi bằng. Hình thức mua bán nhà, đất này đang diễn ra khá rầm rộ.
Vi bằng là biên bản do văn phòng Thừa phát lại tại địa phương cấp, ghi nhận: vào một ngày giờ, địa điểm, giữa các bên liên quan có cam kết một nội dung nào đó với nhau.
Trong trường hợp mua bán nhà, đất ở trên, văn phòng Thừa phát lại chỉ làm chứng việc giao nhận tiền giữa bên bán và bên mua. Thậm chí trong vi bằng còn ghi rõ: "Các bên tham gia tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của văn bản giấy tờ liên quan".
Điều này có nghĩa là vi bằng chỉ có giá trị là bằng chứng ghi nhận việc giao nhận tiền chứ không có cơ sở để chứng thực người mua có quyền sở hữu căn nhà.
Vì không có giá trị về mặt pháp lý nên người mua sẽ hoàn toàn không có quyền sử dụng đối với phần tài sản mà mình đã bỏ tiền ra mua. Do vậy, các quyền cơ bản như là việc xây cất, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng nhà đều không được phép.
Ngoài ra, đa phần những căn nhà bán theo diện này đều là xây dựng trái hoặc sai phép. Do đó có thể bị chính quyền cưỡng chế.
Mua bán nhà đất bằng vi bằng, chứa đựng nhiều rủi ro như vậy, nhưng thực tế, công tác quản lý tại các địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn.
Theo đại diện chính quyền địa phương, việc mua bán qua vi bằng là giao dịch tự nguyện giữa bên bán và người mua thông qua Thừa phát lại, vì thế rất khó để quản lý hình thức này.
Do đó, để giảm tình trạng giao dịch bằng vi bằng, chỉ có thể thực hiện các biện pháp phát hiện ngay từ đầu khi chủ đất xây dựng để họ không thể thực hiện hành vi mua bán.
Tuy nhiên, đại diện thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, hiện chỉ có thể xử lý những trường hợp xây tăng diện tích hoặc sai kiến trúc mặt ngoài. Các chủ đất vẫn có thể lách luật xây những vách ngăn bên trong để tạo thành những căn nhỏ hơn.
Sở Xây dựng cũng cho biết, trong thời gian tới sẽ phối hợp với UBND các quận huyện rà soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để chấn chỉnh tình trạng mua bán bằng vi bằng này.
VTV
Các bản tin khác
- Tiềm năng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng
- 4 cách đầu tư bất động sản lãi cao
- Giấc mơ về một ngôi nhà ven song
- Đánh thức không gian đô thị chung Quảng Nam - Đà Nẵng
- Đà Nẵng - Điểm du lịch ưa thích hàng đầu của các gia đình Hàn Quốc
- Chính phủ yêu cầu thẩm định dự án đầu tư xây bến cảng Liên Chiểu
- 03/06/2018 3:19 PM Đại gia bất động sản ồ ạt xin dự án
- Ngon như "miếng bánh" căn hộ đa năng Officetel - Condotel
- Công viên nước mini đầu tiên tại Đà Nẵng đi vào hoạt động
- Phân khúc lưu trú - dịch vụ cao cấp phát triển mạnh
- Sun River City - đô thị ánh sáng bên sông Cổ Cò
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng giảm "sốt": Tín hiệu mừng hay lo?
- Ra mắt cụm tổ hợp ẩm thực, giải trí trên du thuyền
- Hoán đổi 6.000m2 đất để mở rộng Công viên APEC
- Vicoland Group tiếp tục bàn giao sổ hồng nhà ở xã hội
- Đà Nẵng hướng về Tây Bắc thành phố
- BĐS ‘siêu’ sang chảnh hấp dẫn nhà đầu tư
- Khai trương Vinpearl Condotel Riverfront Đà Nẵng
- Lãnh đạo Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản: Luật Du lịch đã quy định pháp lý của condotel
- Chuyên gia: Chưa cần lo về bong bóng bất động sản