Thời gian vừa qua, thị trường bất động sản xuất hiện một số doanh nghiệp đưa một dự án thế chấp ngân hàng 2 lần. Hình thức thế chấp dự án này sẽ gây rủi ro rất lớn cho khách hàng, vì nếu dự án không thực hiện được, khách hàng sẽ mất trắng.
Tiềm ẩn nhiều rủi ro khi mua dự án thế chấp ngân hàng - Ảnh: TL |
Người mua rủi ro nhất
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, quy định về bảo lãnh ngân hàng chỉ mới được luật đưa vào áp dụng một thời gian ngắn nhưng trên thực tế việc thực hiện chưa hợp lý.
Trên thị trường, thời gian vừa qua đã xuất hiện một số doanh nghiệp bất động sản đưa dự án thế chấp ngân hàng 2 lần. Cụ thể, doanh nghiệp đem sổ đỏ của dự án đi thế chấp vay tiền lần thứ nhất và tiếp tục thế chấp những căn hộ đã bán cho khách hàng để vay tiền lần thứ hai, trong khi pháp luật chỉ cho phép dự án thế chấp một lần.
“Đây là hình thức làm ăn không đàng hoàng, lừa dối khách hàng, ảnh hưởng xấu đến thị trường. Hình thức thế chấp dự án này sẽ gây rủi ro rất lớn cho khách hàng, vì nếu dự án không thực hiện được, khách hàng sẽ mất trắng”, ông Châu nhận định.
Chuyên gia tài chính TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng người mua nhà tại Việt Nam đang bị lợi dụng, do chưa quan tâm đến vấn đề ngân hàng bảo lãnh cho chủ đầu tư trong bán và cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai. Người mua chỉ quan tâm về tên tuổi chủ đầu tư mà không quan tâm đến vấn đề bảo lãnh.
Theo ông, tại Mỹ không có việc bảo lãnh bất động sản hình thành trong tương lai. Chủ đầu tư tại nước này không được phép ra ngoài kêu gọi người dân đóng góp vào. Nếu người dân muốn mua nhà từ khi chưa hình thành thì chủ đầu tư phải đưa số tiền đó vào một “kho” riêng. Đến khi dự án xây xong, chủ đầu tư mới được lấy tiền đó mang trả ngân hàng.
“Người mua nhà tại Việt Nam đang bị lợi dụng vì có những trường hợp tiền mất tật mang do năng lực yếu của chủ đầu tư. Khi những ông chủ này vỡ nợ, không triển khai sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Điều thiếu sót trong bảo lãnh bất động sản tại Việt Nam là ngân hàng chỉ bảo lãnh cho người mua nhà trong việc bắt buộc chủ đầu tư phải giao đúng tiến độ nhưng lại không bảo lãnh chất lượng sản phẩm”, ông Hiếu nhận định.
Cần có nhiều sự ràng buộc
Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Ngân hàng chi nhánh TP.HCM, cho rằng nhà ở hình thành trong tương lai ở nước ta cần có nhiều ràng buộc để hoàn thiện và hạn chế rủi ro.
Hiện tại, có 3 vấn đề cần phải làm rõ, đó là đánh giá hiện trạng thị trường bất động sản TP.HCM có khả năng xảy ra bong bóng hay không; làm thế nào để người mua nhà nhận được nhà và cấp giấy chủ quyền; tránh tình trạng một nhà mà bán nhiều người. Ngân hàng chỉ bảo lãnh đối với nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng chứ không phải bảo lãnh dự án và công trình bất động sản.
Theo ông Minh, điều 56 của Luật Kinh doanh Bất động sản về nội dung bảo lãnh của ngân hàng có 2 khía cạnh cần làm rõ. Thứ nhất là ngân hàng chỉ bảo lãnh về nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư với khách hàng, tức ngân hàng bảo lãnh thay chủ đầu tư trả tiền khách góp vào căn hộ khi chủ đầu tư không thể thực hiện bàn giao nhà như cam kết. Thứ hai là việc bảo lãnh nhằm vào khía cạnh quản lý, quản trị để hạn chế rủi ro, không phải đặt ra để siết chủ đầu tư hay nâng cao giá trị của dự án mà tạo giá trị ảo.
Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đánh giá qua sự cố một vài chủ đầu tư thế chấp dự án cho ngân hàng, nhà nước đã rốt ráo xử lý nhằm đảm bảo quyền lợi người mua nhà và ngân hàng. Tuy nhiên, qua đó cũng thấy rủi ro rất lớn đối với người mua nhà khi mua những dự án như thế.
Cũng bàn về vấn đề này, luật sư Hà Hải cho biết những quy định về hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai được quy định tại nhiều bộ luật. Thế nhưng, trên thực tế tình trạng người mua căn hộ không thể tiếp cận thông tin một cách đầy đủ.
Vì vậy, tình trạng vi phạm hợp đồng, chiếm dụng vốn của người mua, không giao nhà hoặc giao nhà trễ hẹn hoặc giao nhà nhưng không có giấy tờ hợp lệ vẫn thường xuyên xảy ra. Có những trường hợp người mua nhà 10 năm vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Khi tranh chấp phát sinh, cơ quan thẩm quyền vẫn còn lúng túng trong quá trình giải quyết vì thiếu các quy định pháp luật.
Cân nhắc việc mua nhà hình thành trong tương lai Để tránh rủi ro khi mua nhà hình thành trong tương lai, TS Nguyễn Trí Hiếu khuyên người mua cần quan tâm các vấn đề liên quan đến những dự án đã có bảo lãnh. Khách hàng phải xem lại việc mua những căn nhà hình thành trong tương lai nếu như chủ đầu tư không cung cấp giấy tờ bảo lãnh dự án. Đặc biệt, chủ đầu tư cũng cần phải thông báo đến khác hàng về việc ngân hàng đang bảo lãnh dự án. “Tại Mỹ, có nhiều thông tin liên quan đến năng lực chủ đầu tư nhưng Việt Nam lại không có nhiều thông tin này dẫn đến khó khăn cho khách hàng trong việc tìm kiếm thông tin. Vì vậy, khách hàng có thể tìm hiểu năng lực chủ đầu tư và việc bảo lãnh bất động sản của các ngân hàng bảo lãnh thông qua Ngân hàng Nhà nước. Việc bảo lãnh là rất cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì chỉ có như vậy những tình trạng ôm nợ, tiền mất tật mang sẽ không còn xảy ra nữa”, ông nói thêm”, ông Hiếu nói thêm. |
Theo Một thế giới
Các bản tin khác
- Dự án khu đô thị Đa Phước được thi công trở lại
- Điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp
- Chọn địa điểm mới xây dựng Trung tâm Hành chính quận Sơn Trà
- Khinh khí cầu rực sáng bầu trời trong đêm khai mạc pháo hoa
- Khai mạc triển lãm quốc tế Vietbuild và Liên hoan Kiến trúc Việt Nam 2017
- Chủ tịch nước Trần Đại Quang kiểm tra công tác chuẩn bị APEC 2017 tại Đà Nẵng
- Làn sóng đầu tư cho thuê bất động sản thống lĩnh thị trường
- Người nước ngoài, người Việt định cư ở nước ngoài sở hữu bất động sản tăng mạnh
- Sớm tháo gỡ khó khăn trong cấp sổ đỏ
- Căn hộ khách sạn Đà Nẵng hấp dẫn nhà đầu tư
- Kêu gọi đầu tư dự án tổ hợp công trình phục vụ lễ hội pháo hoa
- Đến Sun World Ba Na Hills, chiêm ngưỡng thiên đường hoa khoe sắc
- Đà Nẵng đề nghị tách huyện Hòa Vang thành 2 quận
- Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch phân khu Khu vực phía Đông Nam
- Phác thảo Quảng trường trung tâm Đà Nẵng: Điểm nhấn kiến trúc của trái tim đô thị
- Điều chỉnh quy hoạch nhiều dự án
- Quy hoạch phân khu phía đông nam thành phố
- Địa ốc Đà Nẵng hưởng lợi từ quy hoạch đồng bộ
- Mua nhà đất bằng vi bằng: Nhiều rủi ro!
- Đà Nẵng “bùng nổ” condotel