Trong điều kiện tiếp cận quỹ đất qua con đường xin cấp dự án ngày một khó khăn, nhà đầu tư bất động sản tìm kiếm mặt bằng phát triển dự án từ việc mua lại một phần, hoặc toàn bộ dự án đã có “đất sạch”.
Phủ kín dự án
Trao đổi với đối tác bên lề cuộc ký kết hợp tác chiến lược và phát triển một dự án bất động sản tại khu vực quận Hà Đông (Hà Nội) mới đây, bà Tạ Thị Vân, Phó giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng (ICID) chia sẻ, việc tìm kiếm quỹ đất thông qua con đường lập dự án, xin chấp thuận chủ trương đầu tư, rồi thực hiện giải phóng mặt bằng như trước gần như “bất khả thi”, bởi các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… hầu như đã phủ kín các dự án bất động sản.
Mitsubishi đã công bố góp vốn cùng Bitexco thực hiện khu thấp tầng Dự án The Manor Centra Park (quận Hoàng Mai, Hà Nội) |
Cũng theo bà Vân, việc triển khai các dự án BT tại các thành phố này cũng rất khó khăn, vì chính quyền hầu như không tìm ra đất đối ứng cho nhà đầu tư. Trong khi đó, việc doanh nghiệp và nhà đầu tư chia sẻ quỹ đất để khai thác là điều bắt buộc. Bên bán thường là các chủ đầu tư trong nước, bên mua là các tập đoàn phát triển địa ốc, các quỹ đầu tư nước ngoài. Một số ít dự án được các đối tác trong nước chuyển nhượng lẫn nhau, hoặc doanh nghiệp, quỹ đầu tư nước ngoài bán dự án do đến thời hạn thoái vốn.
Theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Bộ phận đầu tư Savills Việt Nam, từ năm 2015 đến nay là khoảng thời gian thành công của thị trường bất động sản Việt Nam. Vị thế cạnh tranh của ngành cũng được chứng tỏ thông qua dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cộng hưởng với những hoạt động M&A có xu hướng chuyển biến rất tích cực cùng mức tăng trưởng ấn tượng.
“Bản thân Savills đã thực hiện tư vấn thành công 2 thương vụ lớn tại trung tâm TP.HCM trong năm 2016. Bên cạnh đó, những gương mặt lớn như Vạn Thịnh Phát, Vingroup, Novaland, Sun Group… đang thể hiện là nhà đầu tư chiến lược khi liên tục mua lại những dự án, hay khu đất tiềm năng để phát triển sản phẩm một cách chuyên nghiệp và cạnh tranh không kém các nhà đầu tư ngoại”, ông Khương nói.
Sôi động chuyển nhượng
Khoảng 2 năm rưỡi trở lại đây, thị trường chuyển nhượng dự án diễn ra khá nhộn nhịp với hàng loạt dự án được sang tay.
Mới đây nhất, cuối tháng 4/2017, CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt đã đạt được thỏa thuận chuyển nhượng Dự án The EverRich 3 (tại phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM). Theo thỏa thuận bảo mật hợp đồng, danh tính đối tác nhận chuyển nhượng và giá trị hợp đồng không được tiết lộ. Tuy nhiên, thông tin mà Báo Đầu tư có được, đối tác mua lại Dự án The EverRich 3 là một doanh nghiệp trong nước có trụ sở chính tại TP.HCM. Giá trị chuyển nhượng ước tính hơn 2.000 tỷ đồng.
- CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt đã chuyển nhượng Dự án The EverRich 3 (tại phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM).
- Mitsubishi góp vốn cùng Bitexco thực hiện khu thấp tầng Dự án The Manor Centra Park (quận Hoàng Mai, Hà Nội).
- Creed Group (Nhật Bản) mua lại một phần Dự án khu dân cư phức hợp Lacasa (quận 7, TP.HCM) từ Tập đoàn Vạn Phát Hưng.
- Công ty Maeda bắt tay với Công ty Thiên Đức phát triển Dự án Waterina (quận 2, TP.HCM).
Trước đó, thị trường đã lần lượt chứng kiến những thương vụ lớn, bao gồm cả mua bán, sáp nhập và hợp tác phát triển. Một số thương vụ điển hình có thể kể đến như việc Gaw Capital mua lại một loạt tài sản thương mại từ Indochina Land, hay Gamuda Land mua lại phần vốn của các nhà đầu tư nội trong Dự án Celadon City... Gần đây, các quỹ đầu tư Nhật Bản nổi lên như một thế lực mạnh mẽ trên thị trường M&A với việc thâu tóm hàng loạt dự án quan trọng tại Hà Nội và TP.HCM.
Theo ông Khương, hoạt động nhộn nhịp của M&A tại thị trường bất động sản Việt Nam với quy mô từ lớn đến nhỏ minh chứng cho sự tín nhiệm cao vào đà tăng trưởng và một giai đoạn phát triển bền vững của thị trường bất động sản Việt Nam.
“Trong bối cảnh hiện nay, M&A dự án tỏ rõ lợi thế và sẽ là hình thức mà đại đa số những nhà đầu tư sẽ dùng để tham gia vào thị trường bất động sản, nhằm hiện thực hóa mục tiêu của họ”, ông Khương dự báo.
Các bản tin khác
- Thêm 14 đoạn, tuyến đường cấm đỗ xe theo ngày chẵn, ngày lẻ
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các dự án đang triển khai ven sông Hàn
- "Nóng" hội thảo phản biện dự án ven sông Hàn
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các dự án đang triển khai ven sông Hàn
- Ngày 2-9: Khởi công dự án cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý
- Người mua lại căn hộ tại chung cư An Trung 2 có thể bị mất trắng?
- Vụ án Công ty Quảng Đà lừa bán “đất ma”: “Đệ tử ruột” của siêu lừa Nguyễn Thị Bích Thuận sa lưới
- Cò tháo lui, giá đất Đà Nẵng hạ nhiệt
- Thủ tướng: Nghiên cứu cấp “sổ đỏ” cho loại hình bất động sản mới
- Cần siết chặt quản lý sàn giao dịch bất động sản
- Chuyển hướng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
- Đề nghị hồ thủy điện báo cáo kế hoạch tích nước định kỳ 10 ngày liên tục
- Thông tuyến sông Cổ Cò kết nối Đà Nẵng- Hội An trước tháng 9-2020
- Từ 13-5 đến 17-7, tạm dừng hoạt động Cảng Sông Hàn
- Xử lý việc tung tin đồn gây sốt đất ảo
- Chi phí không chính thức đang đè nặng lên doanh nghiệp
- Cần siết chặt quản lý sàn giao dịch bất động sản
- Đề xuất giải pháp thanh toán nợ tiền chuyển quyền sử dụng đất
- Quy định mới về lệ phí trước bạ nhà đất, ô-tô
- Dự thảo hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng từ 1-7-2019