Điểm cần lưu ý là phần “tel” (khách sạn) trong mô hình condotel. Trong hầu hết các trường hợp, có rất ít các yếu tố quản lý vận hành như khách sạn được cân nhắc phát triển cho thành phần này. Điều này đặc biệt đáng lo ngại vì chủ đầu tư khó có thể đảm bảo phần lợi nhuận đã cam kết.
Đầu tư vào căn hộ khách sạn (Condotel) trở thành trào lưu mới trong giới địa ốc trong thời gian gần đây
Nhắc đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng không thể không nhắc đến sự bùng nổ của xu hướng đầu tư các dự án "ngôi nhà thứ hai". Hiện tại, có khoảng 36 dự án "ngôi nhà thứ hai" cung cấp hơn 7.000 căn với mức giá từ trung đến cao cấp đang được vận hành tại Việt Nam.
Thị trường bất động sản được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ khi một làn sóng lớn nguồn cung chủ yếu tập trung tại sáu địa điểm ven biển (Khánh Hòa, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hồ Tràm, Hạ Long và Quảng Nam) gồm hơn 17.000 căn được đưa vào thị trường trong vòng 3 năm tới. Tuy nhiên số lương dự án hoàn thành vẫn còn rất khiêm tốn so với số lượng được chào bán trên thị trường.
Căn hộ khách sạn (condotel) hiện tại là loại hình được ưa chuộng nhất trong các sản phẩm ngôi nhà thứ hai. Cụ thể, tính đến năm 2019, condotel sẽ chiếm 65% nguồn cung loại hình này tại các thị trường ven biển chính. Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều dự án được công bố, với sự cạnh tranh mạnh mẽ về quy mô cũng như những khoản cam kết lợi nhuận hấp dẫn. Chủ đầu tư nhanh chóng đặt tên cho dự án của họ tại các địa điểm du lịch của họ là condotel.
Khó đảm bảo lợi nhuận đã cam kết
Tuy nhiên, ông Rudolf Hever - Giám đốc bộ phận Tư vấn Khách sạn, Savills châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, điểm cần lưu ý là phần “tel” (khách sạn) trong mô hình condotel. Trong hầu hết các trường hợp, có rất ít các yếu tố quản lý vận hành như khách sạn được cân nhắc phát triển cho thành phần này. Điều này đặc biệt đáng lo ngại vì chủ đầu tư khó có thể đảm bảo phần lợi nhuận đã cam kết. Để tạo nguồn doanh thu chi trả cho cam kết, condotel phải được vận hành hành như như khách sạn và đạt kết quả hoạt động kinh doanh ấn tượng.
"Hầu hết các dự án đều không được hoạch định kỹ cho yếu tố vận hành và chính việc cạnh tranh gay gắt trong phân khúc khiến các chủ đầu tư phải tăng cường quảng bá sản cũng như áp dụng chính sách cam kết lợi nhuận để thu hút người mua", ông Rudolf Hever cho biết.
Theo ông Rudolf Hever, các sản phẩm với chương trình cam kết này ngày càng trở nên rủi ro hơn cho người mua, do một số chủ đầu tư ít kinh nghiệm nhưng phát triển dự án với quy mô lớn mà không có nguồn ngân sách mạnh mẽ như vốn chủ sở hữu hoặc hỗ trợ vốn từ ngân hàng. Các rủi ro này chủ yếu đến từ việc vận hành sau khi đã hoàn thiện xây dựng, và trong trường hợp mức cam kết lợi nhuận cao hơn dòng tiền hoạt động kinh doanh thu về. Khi đó, chủ đầu tư cần phải bổ sung thêm nguồn vốn để đảm bảo cam kết. Hiện tại, tỷ lệ cam kết lợi nhuận tại Việt Nam hiện đang khá cao, một số dự án lên đến 12% trong 8 năm.
"Do vậy khi lựa chọn sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng để đầu tư, người mua nên cân nhắc lựa chọn các sản phẩm có chất lượng từ các chủ đầu tư uy tín. Về phía chủ đầu tư khi lựa chọn mô hình phát triển, chủ đầu tư cần hoạch định tốt cũng như thực hiện nghiên cứu khả thi ngay từ ban đầu để có thể có được một sản phẩm phù hợp với điều kiện thị trường cũng như khả năng tài chính và đảm bảo vận hành tốt trong tương lai", chuyên gia của Savills khuyến nghị nhà đầu tư.
Trước đó, phát biểu tại một hội thảo, ông Nguyễn Quốc Khánh - Chủ tịch TGĐ Công ty cổ phần đầu tư và Phân phối DTJ - Chủ tịch liên minh sàn Giao dịch Bất động sản G5, cho rằng hiện nay, các thủ tục pháp lý liên quan đến loại hình condotel chưa được quy định rõ ràng trong pháp luật liên quan. Việc cấp sổ đỏ cho condotel cũng còn nhiều điều bất cập bởi luật pháp hiện hành còn chưa có quy định cụ thể.
Theo ông Khánh, khi đầu tư condotel, chủ đầu tư thường đưa ra mức lợi nhuận hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư nhưng hiện cũng còn khá nhiều yêu cầu về tính minh bạch cho những cam kết này. Đáng lưu ý, chưa nói tới các rủi ro bất định có thể xảy ra trong tương lai, các cam kết lợi nhuận được đưa ra trong bối cảnh chủ đầu tư thậm chí còn chưa chỉ ra được các chi phí cụ thể trong vận hành, hoạt động condotel.
Đừng chỉ nhìn vào con số lợi nhuận hào nhoáng
Trên thực tế, condotel được đầu tư tập trung số lượng lớn từ vài trăm đến cả ngàn căn hộ, có thể là dự án condotel độc lập hoặc đầu tư trong phân khu dự án, hoặc phân khu phức hợp. Dù vậy, hiện nay cũng chưa có quy định cụ thể về bất động sản condotel được đầu tư chỉ để khai thác cho thuê hay để ở hoặc vừa cho thuê vừa để ở... Từ đó dẫn đến việc hiện nay các condotel hoạt động tại Việt Nam chưa có khung quy định chung về việc sử dụng, trả phí tại condotel.
"Chủ yếu chủ đầu tư vận dụng và đăng ký hình thức quản lý như căn hộ chung cư có quy định diện tích sử dụng chung, sử dụng riêng và có sử dụng đơn vị quản lý vận hành riêng nhưng không chỉ ra được cụ thể chi phí hoạt động, chi phí vận hành… Có chủ đầu tư quy định cách tính chi phí hoạt động và quản lý vận hành, có chủ đầu tư không chỉ rõ. Các loại phí được tính gồm có: Phí quản lý căn hộ, phí sửa chữa lớn và chi phí hoạt động”, ông Khánh nêu.
Trao đổi với báo chí, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cũng lưu ý, khách hàng phải quan tâm trước hết đến sự minh bạch ở các chủ đầu tư. Sự minh bạch thể hiện ở cách tính chi phí quản lý cho dự án đó, vì chỉ có chủ đầu tư mới là những người thực sự nắm con số này và có khả năng điều chỉnh theo ý mình. Nếu người mua không chú ý về cách tính chi phí và cách chia lợi nhuận, họ sẽ chịu thiệt thòi lớn.
Còn theo đánh giá của bà Dương Thùy Dung, Giám đốc bộ phận nghiên cứu CBRE TPHCM: "Có thể thấy sự cam kết trả lợi nhuận mỗi năm đã đánh vào tâm lý đó của người mua, để họ không mất thời gian tính toán và kiểm tra với chủ đầu tư, thay vào đó móc hầu bao để mua và an tâm trong vòng 10 năm tới.
“Bất động sản có cam kết đánh vào tâm lý khách hàng là chỉ cần mua và có lợi nhuận mà không phải lo lắng gì hết. Tuy nhiên, các chủ đầu tư còn đối mặt với những rủi ro nằm ngoài hệ thống. Các yếu tố bất định luôn tồn tại xung quanh các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, do đó khách hàng phải xem đến cả uy tín của đơn vị quản lý dự án”, bà Thùy Dung cho biết.
Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư không nắm rõ cách chơi thì chẳng khác nào “cầm dao đằng lưỡi”. Nói như vậy bởi lẽ đầu tư condotel không chỉ đơn giản chỉ nhìn vào sự hào nhoáng phía sau của những con số cam kết lợi nhuận, mà đằng sau đó còn nhiều yếu tố nhà đầu tư cần tính đến để có quyết định đúng đắn.
Còn phân tích của Cushman & Wakefield Việt Nam, cho rằng ở một vài dự án tỉ lệ EBITDA (thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao) từ 35%, điểm hòa vốn đủ để thanh toán lợi nhuận cam kết cho nhà đầu tư dự án cần đạt công suất 60%. Trong khi đó, công suất trung bình cho thuê khách sạn ở Việt Nam là khoảng 65%. Tỷ lệ chênh lệch không quá nhiều, đây là một rủi ro đối với các chủ đầu tư.
Các bản tin khác
- “Mục tiêu gói 30.000 tỷ không phải tiêu thật nhanh”
- Đổi đô, bán vàng miếng không đúng chỗ: Nếu bị bắt là mất hết!
- Cầu Rồng đoạt giải thưởng EEA danh giá nhất thế giới
- Khai trương Premier Village Danang Resort
- Đà Nẵng sẽ chấm dứt chủ trương cho chuyển đổi tên nhận quyền sử dụng đất
- Động lực mới cho phát triển
- “Và con tim đã vui trở lại”
- Bất động sản khó khăn do “quá tôn trọng thị trường”
- Giao hết tiền mua đất khi công chứng liệu có an toàn?
- Khởi công dự án Bến du thuyền và CLB Thể thao dưới nước
- Tìm hiểu kỹ khi mua căn hộ chung cư
- Những điểm cần lưu ý khi ký hợp đồng mua bán nhà ở
- Hoạt động của Bộ trưởng Hà Hùng Cường tại Sydney và Canberra: Bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Ô-xtrây-lia
- Tiền đang "chạy" khỏi ngân hàng?
- Tòa nhà hành chính độc đáo ở Đà Nẵng sắp hoàn thành
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang được đánh thức
- Đà Nẵng triển khai Luật Đất đai năm 2013
- “Gói 50.000 tỷ” không hỗ trợ lãi suất, không tiền ngân sách
- Tiếp tục nới điều kiện mua nhà theo gói 30.000 tỷ đồng
- Thị trường căn hộ chung cư cao cấp ở Đà Nẵng: Lại hút khách ngoài tỉnh