Với hơn 80.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam cùng hơn 4 triệu Việt kiều, việc đáp ứng nhanh chóng các quy định về mua bán, chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam sẽ mang đến cho thị trường nguồn khách hàng đáng kể.
Nhu cầu lớn
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn về triển vọng nguồn cầu bất động sản từ đối tượng khách hàng là Việt kiều, người nước ngoài, ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam cho rằng, những tín hiệu khả quan của nền kinh tế và luật pháp đã mang đến một lượng khách hàng đáng kể là Việt kiều, người nước ngoài muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam.
Cụ thể, theo ông Neil MacGregor, Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi mạnh mẽ nhất khu vực Đông Nam Á. Từ năm 2013 đến 2016, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi, với mức tăng trưởng GDP tương ứng là 5,4%, 6,0%, 6,7% và 6,21%. Những tín hiệu khả quan của nền kinh tế và Luật Đất đai mới được sửa đổi đã dẫn đến nguồn cầu tăng mạnh đến từ những khách mua ngoại quốc mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam.
“Với hơn 80.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam và hơn 4 triệu Việt kiều, nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam là không nhỏ. Nhưng để hiện thực hóa mong muốn sở hữu bất động sản của những khách hàng này, cơ quan quản lý nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể hơn”, ông Neil MacGregor nói.
Theo ông Neil MacGregor, một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là thanh toán tiền mua - bán nhà qua ngân hàng. Theo Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có hướng dẫn cụ thể việc thanh toán tiền mua bán, thuê mua nhà ở qua tổ chức tín dụng của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi mua, thuê mua nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, các ngân hàng thương mại chưa có hướng dẫn cụ thể để giải quyết vấn đề quan trọng này.
Quên hướng dẫn thi hành luật?
Trước đó, trong một khoảng thời gian dài từ năm 2008 đến 2014, đối tượng khách hàng là Việt kiều, người nước ngoài không được đề cập trong Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. Khi đó, các đối tượng khách hàng này muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam phải đáp ứng nhiều điều kiện ngặt nghèo tại Nghị quyết số 19/2008/QH 12.
Tuy nhiên, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 (sửa đổi) đã cho phép các đối tượng khách hàng trên được mua nhà ở tại Việt Nam. Dẫu vậy, hiện vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nào về việc triển khai các quy định này trên thực tế.
Theo ông Greg Ohan, Giám đốc Công ty TNHH Jones Lang Lasalle Việt Nam, sở hữu nhà ở tại Việt Nam của Việt kiều, người nước ngoài vẫn còn gặp vô vàn khó khăn.
“Đã qua gần 2 năm kể từ khi Luật Nhà ở chính thức cho phép người nước ngoài đầu tư bất động sản tại Việt Nam, nhưng Luật vẫn còn thiếu những văn bản hướng dẫn chi tiết và những thủ tục hành chính liên quan khác”, ông Greg Ohan nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, kể từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực (từ ngày 1/7/2015), số lượng Việt kiều, người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam đã tăng gấp gần 3 lần. Tuy nhiên, con số tuyệt đối lại hết sức nhỏ bé, với khoảng 800 giao dịch, do trên thực tế, khách hàng là Việt kiều, người nước ngoài vẫn còn e ngại các thủ tục hành chính bởi nhiều nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015 / NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Nhà ở chưa có hướng dẫn rõ ràng.
Theo ông Hà, còn nhiều vấn đề, như quy định không được phép bán quá 20% cho người nước ngoài là đối với một tòa nhà hay với một dự án… Đặc biệt, khi chủ nhà cho thuê, kinh doanh có thu nhập, việc chứng minh nguồn gốc hợp pháp theo quy định của ngân hàng để chuyển về nước cũng hết sức phức tạp… Những lý do này khiến số lượng Việt kiều, người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam không như kỳ vọng.
Các bản tin khác
- Cuối năm, thị trường bất động sản sẽ ra sao?
- Rắc rối từ CMND mới
- Đà Nẵng đề nghị xây dựng nút giao thông khác mức ngã ba Huế theo hình thức BT
- Vay tiền mua nhà: Thận trọng khi ngân hàng "đại hạ giá"
- Đấu giá 17 khu đất mặt tiền
- Giá đất kêu gọi đầu tư mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh nối dài: 45,3 - 49,1 triệu đồng/m2
- LỐI RA CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
- Làm quy hoạch đô thị: "Không để hậu thế trách giận tiền nhân"
- Điều chỉnh quy hoạch Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn 2050: Chọn hình mẫu Singapore
- GIÁ TRỊ THỰC TÒA NHÀ HOÀNG ANH GIA LAI ĐÀ NẴNG
- Xây cầu đi bộ qua sông Hàn
- Khởi công Dự án Nhà ở xã hội liên doanh nước ngoài đầu tiên tại Đà Nẵng
- Thẩm định 8 đồ án quy hoạch, kiến trúc
- Giá đất tái định cư khu dân cư An Cư 5
- Bất động sản chiếm 70% vốn FDI tại Đà Nẵng
- Chiêu câu khách của môi giới thời địa ốc ế ẩm
- Thống nhất chọn 05 địa điểm tái định cư thuộc Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- PHÁT HIỆN NHIỀU TRƯỜNG HỢP GIẢ BÚT PHÊ, CHỮ KÝ CỦA BÍ THƯ THÀNH ỦY HÒNG TRỤC LỢI
- Phó thống đốc ngân hàng và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đối thoại với doanh nghiệp: Sẽ bảo lãnh tín chấp đến 5.000 tỷ để doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng
- Chính phủ sẽ ra tay "cứu" BĐS, chứng khoán