Trao đổi với Tòa soạn, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho biết, việc đề xuất thế chấp quyền sử dụng đất (sổ đỏ) ở ngân hàng nước ngoài có những mặt được và mặt chưa được. Quan trọng nhất là hiện nhu cầu thế chấp ở ngân hàng nước ngoài chưa cao và quyền sử dụng đất liên quan đến chủ quyền quốc gia.
Ảnh minh họa
Theo ông Lực, cái lợi của việc thế chấp quyền sử dụng đất ở ngân hàng nước ngoài là người đi vay có thêm nguồn tài sản thế chấp chấp với điều kiện pháp lý sạch, hồ sơ sạch. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp làm ăn chân chính có điều kiện trả nợ, đầu tư.
Tuy nhiên, ông Lực cũng lăn tăn việc nếu trường hợp bên đi vay thế chấp không trả được nợ sẽ tịch thu tịch biên. Lúc bấy giờ liên quan đến quyền sở hữu, tính chất cả quốc gia.
“Cái này gắn với câu chuyện sở hữu đất đai ở Việt Nam mình hay không? Hiện nay cho phép sở hữu nhà 50 năm còn đất thì chưa. Đề xuất phải phù hợp với luật pháp. Tài sản trên đất không có vấn đề gì, đất đai phải xem lại luật pháp có cho phép hay không? Đề nghị thì đề nghị nhưng nhu cầu không phải quá lớn”, ông Lực nói.
Ngoài ra, ông Lực cho rằng, liên quan đến Thủ tục cho vay, ngân hàng nước ngoài sẽ phức tạp hơn ngân hàng trong nước vì phải dịch thuật công chứng. Hiện, nhu cầu vay ngân hàng nước ngoài không quá bức xúc. Trong khi đó, Lãi suất trong nước có vẻ như rẻ hơn nước ngoài. Dưới con mắt nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam dường như rất rủi ro, cho nên họ đánh trực tiếp phân khúc việt kiều, nhà đầu tư nước ngoài, một số khác là người dân Việt Nam.
Câu chuyện thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nước ngoài là đề xuất của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp sáng 17/5. Tuy nhiên, câu chuyện này không phải là lần đầu tiên Hiệp hội đề xuất như vậy.
Cách đây 5 năm, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM có văn bản kiến nghị Thủ tướng một số giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn cấp bách và khai thông thị trường bất động sản, trong đó có kiến nghị cho phép thế chấp bất động sản tại ngân hàng nước ngoài. Thời điểm này, thị trường bất động sản trên cả nước đang 'đóng băng'. Tuy nhiên, kiến nghị của Hiệp hội cũng không được giải quyết vì liên quan đến luật và chủ quyền quốc gia.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho rằng, đề xuất của Hiệp hội bất động sản TP.HCM là thế chấp quyền sử dụng đất ở ngân hàng nước ngoài hoạt động ở nước ngoài. Điều này chưa được phép vì luật không cho phép và có nhiều điểm nhạy cảm phải nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện, nhiều tổ chức, cá nhân vẫn vay thế chấp tại ngân hàng nước ngoài hoạt động trong nước.
Các bản tin khác
- Trao sổ đỏ cho vợ chồng 'ông già Đan Mạch'
- Chuyển nhượng BĐS ngưng trệ do bất cập trong thủ tục hành chính
- Giá bán căn hộ đã tăng đến 4% trong 3 tháng
- Khổ vì dự án chậm triển khai
- Có hóa giải được “mê hồn trận” thủ tục hành chính về nhà đất?
- Ôtô “ngoại” dồn dập về Việt Nam
- Địa ốc có “sốt thật” vào cuối năm?
- Thị trường BĐS trên đà phục hồi
- BĐS rục rịch tìm cơ hội
- Đà Nẵng sắp có thêm trung tâm giải trí phức hợp hiện đại
- Mở bán phân khu biệt thự Ruby Villa, dự án Green City
- Tổng hợp điểm mới Thông tư 35/2014/TT-BCA về tạm trú, thường trú
- Giá giảm sâu vẫn chưa chạm đáy
- In sách giới thiệu “100 doanh nghiệp tiêu biểu TP Đà Nẵng năm 2014”
- Phương án chuyển đất tái định cư chưa sát thực tế
- Kế hoạch tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
- Phê duyệt giá khởi điểm 2 khu đất lớn tại khu vực An Đồn và đường Nguyễn Sinh Sắc
- Thu tiền sử dụng đất đối với các trường hợp giải toả đã có đất thực tế
- Người dân ồ ạt mua nhà cuối năm
- Người vay sẽ hưởng lợi