Trao đổi với Tòa soạn, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho biết, việc đề xuất thế chấp quyền sử dụng đất (sổ đỏ) ở ngân hàng nước ngoài có những mặt được và mặt chưa được. Quan trọng nhất là hiện nhu cầu thế chấp ở ngân hàng nước ngoài chưa cao và quyền sử dụng đất liên quan đến chủ quyền quốc gia.
Ảnh minh họa
Theo ông Lực, cái lợi của việc thế chấp quyền sử dụng đất ở ngân hàng nước ngoài là người đi vay có thêm nguồn tài sản thế chấp chấp với điều kiện pháp lý sạch, hồ sơ sạch. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp làm ăn chân chính có điều kiện trả nợ, đầu tư.
Tuy nhiên, ông Lực cũng lăn tăn việc nếu trường hợp bên đi vay thế chấp không trả được nợ sẽ tịch thu tịch biên. Lúc bấy giờ liên quan đến quyền sở hữu, tính chất cả quốc gia.
“Cái này gắn với câu chuyện sở hữu đất đai ở Việt Nam mình hay không? Hiện nay cho phép sở hữu nhà 50 năm còn đất thì chưa. Đề xuất phải phù hợp với luật pháp. Tài sản trên đất không có vấn đề gì, đất đai phải xem lại luật pháp có cho phép hay không? Đề nghị thì đề nghị nhưng nhu cầu không phải quá lớn”, ông Lực nói.
Ngoài ra, ông Lực cho rằng, liên quan đến Thủ tục cho vay, ngân hàng nước ngoài sẽ phức tạp hơn ngân hàng trong nước vì phải dịch thuật công chứng. Hiện, nhu cầu vay ngân hàng nước ngoài không quá bức xúc. Trong khi đó, Lãi suất trong nước có vẻ như rẻ hơn nước ngoài. Dưới con mắt nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam dường như rất rủi ro, cho nên họ đánh trực tiếp phân khúc việt kiều, nhà đầu tư nước ngoài, một số khác là người dân Việt Nam.
Câu chuyện thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nước ngoài là đề xuất của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp sáng 17/5. Tuy nhiên, câu chuyện này không phải là lần đầu tiên Hiệp hội đề xuất như vậy.
Cách đây 5 năm, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM có văn bản kiến nghị Thủ tướng một số giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn cấp bách và khai thông thị trường bất động sản, trong đó có kiến nghị cho phép thế chấp bất động sản tại ngân hàng nước ngoài. Thời điểm này, thị trường bất động sản trên cả nước đang 'đóng băng'. Tuy nhiên, kiến nghị của Hiệp hội cũng không được giải quyết vì liên quan đến luật và chủ quyền quốc gia.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho rằng, đề xuất của Hiệp hội bất động sản TP.HCM là thế chấp quyền sử dụng đất ở ngân hàng nước ngoài hoạt động ở nước ngoài. Điều này chưa được phép vì luật không cho phép và có nhiều điểm nhạy cảm phải nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện, nhiều tổ chức, cá nhân vẫn vay thế chấp tại ngân hàng nước ngoài hoạt động trong nước.
Các bản tin khác
- Bảo vệ sông Cổ Cò
- Đầu tư vào Đà Nẵng: “Triển vọng phát triển du lịch vẫn dồi dào”
- Đà Nẵng quảng bá hình ảnh du lịch nhân Tuần lễ Cấp cao APEC
- Đầu tư mua bán bất động sản, khách hàng phải biết tự bảo vệ mình
- Đầu tư condotel: Vì sao Đà Nẵng có ưu thế hút dòng tiền?
- Địa ốc Đà Nẵng: Khu vực nào đang thu hút khách hàng?
- Xúc tiến thành lập Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng
- Lung linh sông Hàn
- Những điều cần chú ý khi "chốt" mua đất nền
- Sun World: Hành trình bứt phá của du lịch Việt
- Xuất hiện nhân tố mới chi phối thị trường bất động sản đầu tư
- Condotel, khách sạn nguy cơ mất khách vì ‘Uber bất động sản’
- Phố chuyên doanh Nguyễn Đình Tựu khoác áo mới
- Người nước ngoài chỉ được mua tối đa 30% nhà tại đặc khu kinh tế
- Gỡ nút thắt cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở Việt Nam
- Bổ sung quỹ đất tái định cư đường Hòa Phước - Hòa Khương
- Đà Nẵng xây dựng thêm cầu mới từ Hòa Xuân qua đường Bùi Tá Hán
- MBLand khởi động bán hàng dự án Pan Pacific Danang Resort
- Đừng 'chôn tiền' vào đất nền vì không biết những điều này
- Biệt thự nghỉ dưỡng bán chạy ở Đà Nẵng