Trao đổi với Tòa soạn, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho biết, việc đề xuất thế chấp quyền sử dụng đất (sổ đỏ) ở ngân hàng nước ngoài có những mặt được và mặt chưa được. Quan trọng nhất là hiện nhu cầu thế chấp ở ngân hàng nước ngoài chưa cao và quyền sử dụng đất liên quan đến chủ quyền quốc gia.
Ảnh minh họa
Theo ông Lực, cái lợi của việc thế chấp quyền sử dụng đất ở ngân hàng nước ngoài là người đi vay có thêm nguồn tài sản thế chấp chấp với điều kiện pháp lý sạch, hồ sơ sạch. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp làm ăn chân chính có điều kiện trả nợ, đầu tư.
Tuy nhiên, ông Lực cũng lăn tăn việc nếu trường hợp bên đi vay thế chấp không trả được nợ sẽ tịch thu tịch biên. Lúc bấy giờ liên quan đến quyền sở hữu, tính chất cả quốc gia.
“Cái này gắn với câu chuyện sở hữu đất đai ở Việt Nam mình hay không? Hiện nay cho phép sở hữu nhà 50 năm còn đất thì chưa. Đề xuất phải phù hợp với luật pháp. Tài sản trên đất không có vấn đề gì, đất đai phải xem lại luật pháp có cho phép hay không? Đề nghị thì đề nghị nhưng nhu cầu không phải quá lớn”, ông Lực nói.
Ngoài ra, ông Lực cho rằng, liên quan đến Thủ tục cho vay, ngân hàng nước ngoài sẽ phức tạp hơn ngân hàng trong nước vì phải dịch thuật công chứng. Hiện, nhu cầu vay ngân hàng nước ngoài không quá bức xúc. Trong khi đó, Lãi suất trong nước có vẻ như rẻ hơn nước ngoài. Dưới con mắt nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam dường như rất rủi ro, cho nên họ đánh trực tiếp phân khúc việt kiều, nhà đầu tư nước ngoài, một số khác là người dân Việt Nam.
Câu chuyện thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nước ngoài là đề xuất của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp sáng 17/5. Tuy nhiên, câu chuyện này không phải là lần đầu tiên Hiệp hội đề xuất như vậy.
Cách đây 5 năm, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM có văn bản kiến nghị Thủ tướng một số giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn cấp bách và khai thông thị trường bất động sản, trong đó có kiến nghị cho phép thế chấp bất động sản tại ngân hàng nước ngoài. Thời điểm này, thị trường bất động sản trên cả nước đang 'đóng băng'. Tuy nhiên, kiến nghị của Hiệp hội cũng không được giải quyết vì liên quan đến luật và chủ quyền quốc gia.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho rằng, đề xuất của Hiệp hội bất động sản TP.HCM là thế chấp quyền sử dụng đất ở ngân hàng nước ngoài hoạt động ở nước ngoài. Điều này chưa được phép vì luật không cho phép và có nhiều điểm nhạy cảm phải nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện, nhiều tổ chức, cá nhân vẫn vay thế chấp tại ngân hàng nước ngoài hoạt động trong nước.
Các bản tin khác
- Vicoland bàn giao 140 sổ hồng cho khách hàng mua chung cư
- Đơn giản hóa TTHC 15 lĩnh vực ngành tư pháp
- Kỳ họp thứ 4 HĐND thành phố khóa IX: Phát triển đô thị, tạo động lực đột phá
- Giá đất một số khu tái định cư mới
- Vì sao chấm dứt chuyển nhượng chung cư diện giải tỏa?
- Thị trường bất động sản: Đủ chiêu "câu khách"
- Vì sao giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm?
- Tổ hợp giải trí 11.000 tỷ tại Đà Nẵng sắp vận hành
- 9,5 tỷ đồng cải tạo nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ-Lê Đại Hành-Trịnh Đình Thảo
- Xây dựng đường hầm chui qua đường Trường Sa kết nối dự án The Empire
- “Giải mã” sức hút của Coco Ocean-Spa Resort
- Khu nghỉ dưỡng 3.500 tỷ đồng hướng biển tại Quảng Nam
- Làm giàu từ bất động sản, không dễ như quảng cáo
- Ưu tiên, hỗ trợ cho các hộ dân Cồn Dầu chấp thuận giải tỏa, bàn giao mặt bằng sớm
- Rủi ro khi mua bán đất còn nợ thổ cư
- Bất động sản nghỉ dưỡng đối mặt thách thức chưa từng có
- Bất động sản nghỉ dưỡng: Cơ hội lớn, rủi ro lớn
- Đà Nẵng: Khách du lịch tăng cao, bất động sản hưởng lợi
- VNE chuyển nhượng dự án VNECO Plaza tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng điều chỉnh và thông qua một số dự án kiến trúc quy hoạch quan trọng