Thời gian gần đây, thị trường bất động sản (BĐS) Đà Nẵng phát triển mạnh về quy mô dự án, kèm theo đó giá BĐS tăng cao và hàng loạt điểm môi giới nhà đất ăn theo dự án ra đời khiến thị trường này càng thêm lộn xộn.
cebook
Nhan nhản các kiểu văn phòng giao dịch bất động sản như thế này.
Không kể những sàn giao dịch, trung tâm BĐS đã đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật, tại các dự án BĐS ở các quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu… hiện mọc lên nhan nhản văn phòng, sàn môi giới nhà đất. Gọi là văn phòng (hoặc sàn) là do không ít các điểm này đều gắn “mác” văn phòng, hoặc sàn giao dịch BĐS. Tuy nhiên, thực tế, đa phần đây chỉ là căn phòng nhỏ xíu, dựng tạm trên vỉa hè dẫn vào các dự án, phía trên lợp tôn, phía dưới vừa đủ kê một cái bàn, một máy tính xách tay và vài ba cái ghế; có nơi thậm chí còn dùng thùng container cải tạo làm văn phòng, trung tâm giao dịch nên trông chẳng giống ai và nhếch nhác… Chỉ riêng trên đoạn đường ngắn ở khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, vừa qua cầu Hòa Xuân hoặc phía nam cầu Nguyễn Tri Phương, chúng tôi đếm được gần 100 điểm giao dịch BĐS theo kiểu như vậy.
Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Thuyết, một nhà môi giới BĐS cho biết: “Thời gian gần đây, giá đất nền tại một số khu vực thuộc các quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn... tăng gấp 3-4 lần so với vài năm trước; nhiều lô trước đây chỉ 500-600 triệu đồng, nay đội lên 1,8 - 2,2 tỷ đồng. Tại dự án khu đô thị Phước Lý, giá cũng tăng đáng kể. Nhiều vị trí đất, mức giá đã gần chạm mốc 1 tỷ đồng, trong khi giá chủ đầu tư đưa ra chưa đến 500 triệu đồng/lô… Chính vì giá đất tăng nên ngày càng có nhiều nhà môi giới vào cuộc. Trong 10 ngày, thậm chí một tháng, chỉ cần môi giới thành công một giao dịch thì “cò” có thu nhập rất khá bởi chi phí bỏ ra không bao nhiêu nhưng hoa hồng khá cao.
Hiện nay, trên địa bàn Đà Nẵng có hàng nghìn sàn giao dịch BĐS, bao gồm cả những sàn giao dịch có đăng ký quản lý và những sàn giao dịch tự phát do các cá nhân lập để làm môi giới. Tuy nhiên, việc quản lý các sàn giao dịch này rất khó khăn do phần lớn các sàn được tổ chức theo kiểu di động, ở đâu có dự án bán đất nền thì ở đó mọc lên những sàn giao dịch tạm bợ.
Đại diện văn phòng giao dịch MR Quang Minh cảnh báo: “Người mua nên tỉnh táo trước các “chiêu trò” của giới môi giới, bởi hiện tượng “thổi” giá thị trường luôn xuất hiện khi có khách giao dịch. Chẳng hạn, khi có khách giao dịch thì “cò” điện thoại cho “nhóm” của mình cử 3, 4 người cùng đến hỏi mua đất nền khu đó, rồi giả vờ đẩy giá vượt qua giá trị thật, khiến người mua không biết đâu mà lần, dẫn đến việc mua “hớ”. Bên cạnh đó, khách hàng còn gặp trường hợp mua đất qua nhiều đối tác, từ B đến B1, B2…; sau cùng mới đến tay người tiêu dùng. Bởi giới “cò” luôn lùng sục, tìm hiểu các lô đất nền từ nhà đầu tư, thậm chí lấy thông tin trên mạng rồi rao bán lại, nếu ai trả giá cao hơn thì bán, vừa hưởng hoa hồng, vừa hưởng chênh lệch giá”.
Theo giới phân tích, điểm mấu chốt tạo nên “bong bóng” BĐS chính là việc tăng trưởng quá nóng, giới đầu cơ lũng đoạn thị trường, thao túng, làm giá…, trong lúc nhu cầu thực bị mất đi. Góp phần không nhỏ vào thực trạng này là những người làm nghề môi giới nên thị trường BĐS tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất trắc, khó lường.
Qua khảo sát thực tế của chúng tôi cho thấy, các văn phòng môi giới, sàn mua bán BĐS loại này phần lớn hoạt động “chui”; không đăng ký, không kê khai thuế, tự mọc lên, rồi tự tháo bỏ… Do vậy, không ít người mất tiền oan vì mua bán qua dịch vụ này.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, lãnh đạo Chi cục Thuế quận Cẩm Lệ cho hay, do đây là hoạt động nhỏ, lẻ, tự phát, nên việc quản lý còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cơ quan thuế sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan tổ chức thu 2,5% trên tổng giá trị giao dịch gồm thuế thu nhập cá nhân và môn bài sau khi giao dịch mua bán thành công. Để không thất thu thuế, cơ quan thuế áp dụng mức giá của UBND thành phố quy định tại thời điểm giao dịch nếu giao dịch thấp hơn giá quy định; hoặc áp dụng mức giá giao dịch nếu giá cao hơn quy định.
Bài và ảnh: PHƯƠNG UYÊN
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Vicoland bàn giao 140 sổ hồng cho khách hàng mua chung cư
- Đơn giản hóa TTHC 15 lĩnh vực ngành tư pháp
- Kỳ họp thứ 4 HĐND thành phố khóa IX: Phát triển đô thị, tạo động lực đột phá
- Giá đất một số khu tái định cư mới
- Vì sao chấm dứt chuyển nhượng chung cư diện giải tỏa?
- Thị trường bất động sản: Đủ chiêu "câu khách"
- Vì sao giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm?
- Tổ hợp giải trí 11.000 tỷ tại Đà Nẵng sắp vận hành
- 9,5 tỷ đồng cải tạo nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ-Lê Đại Hành-Trịnh Đình Thảo
- Xây dựng đường hầm chui qua đường Trường Sa kết nối dự án The Empire
- “Giải mã” sức hút của Coco Ocean-Spa Resort
- Khu nghỉ dưỡng 3.500 tỷ đồng hướng biển tại Quảng Nam
- Làm giàu từ bất động sản, không dễ như quảng cáo
- Ưu tiên, hỗ trợ cho các hộ dân Cồn Dầu chấp thuận giải tỏa, bàn giao mặt bằng sớm
- Rủi ro khi mua bán đất còn nợ thổ cư
- Bất động sản nghỉ dưỡng đối mặt thách thức chưa từng có
- Bất động sản nghỉ dưỡng: Cơ hội lớn, rủi ro lớn
- Đà Nẵng: Khách du lịch tăng cao, bất động sản hưởng lợi
- VNE chuyển nhượng dự án VNECO Plaza tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng điều chỉnh và thông qua một số dự án kiến trúc quy hoạch quan trọng