Giao dịch tăng chủ yếu vẫn ở các dự án nhà ở trung và cao cấp, giao dịch trong phân khúc nhà ở bình dân thấp do nguồn cung hạn chế...
5 tháng đầu năm, giao dịch nhà ở Hà Nội và Hồ Chí Minh tăng 12% so với tháng trước.
Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) công bố ngày 30/5, trong tháng 5, lượng giao dịch nhà ở tăng so với tháng trước. Giao dịch chủ yếu vẫn từ các dự án nhà ở trung và cao cấp, giao dịch trong phân khúc nhà ở bình dân thấp do nguồn cung hạn chế.
Cụ thể, trong tháng, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 1.200 giao dịch thành công, tăng 14%, Tp.HCM có 1.300 giao dịch thành công. Lũy kế 5 tháng đầu năm, Hà Nội có khoảng 5.400 giao dịch thành công, Tp.HCM có 5.870 giao dịch thành công, tăng 12% so với tháng trước.
Gần 15.000 căn hộ được bán ra
Các căn hộ có lượng giao dịch thành công ở Tp.HCM chủ yếu nằm tại khu vực gần trung tâm, giao thông thuận tiện, đa dạng về tiện ích, thiết kế căn hộ linh hoạt, có tiến độ thanh toán hợp lý và có tiềm năng tăng giá trong tương lai. Ví dụ dự án Vinhomes Golden River Ba Son (quận 1), Hà Đô Centrosa Garden (quận 10).
Ngoài ra, nhà ở thấp tầng tại các dự án tại khu vực quận 2, quận 9 cũng có lượng giao dịch thành công tăng như tại một số dự án Lucasta Khang Điền (quận 2), Thủ Thiêm Garden (quận 9).
Trong khi đó, tại Hà Nội, những dự án được mở bán và ghi nhận số lượng giao dịch lớn chủ yếu tập trung ở các quận phía Tây Nam, bao gồm Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai.
Một số dự án có lượng giao dịch thành công lớn trong tháng là The Golden Palm (Thanh Xuân), Gelexia Riverside (Hoàng Mai), Gemek Premium (quận Hà Đông).
Sự gia tăng về giao dịch đã giúp giảm lượng bất động sản còn tồn kho. Tính đến ngày 20/5/2017, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 27.894 tỷ đồng, giảm 3.129 tỷ đồng (10,09%) so với tháng 12/2016; giảm 474 tỷ đồng so với 20/4 vừa qua.
Trong đó, tồn kho căn hộ chung cư là 3.325 căn (tương đương 4.832 tỷ đồng), tồn kho nhà thấp tầng: 3.492 căn (7.379 tỷ đồng); tồn kho đất nền nhà ở: 3.375.871 m2 (13.203 tỷ đồng); tồn kho đất nền thương mại: 648.139 m2 (2.480 tỷ đồng).
Tp.HCM: đất nền tăng giá đột biến
Về giá bán căn hộ, nhìn chung, trong tháng 5 và những tháng đầu năm 2017 không có nhiều biến động. Tại hai thành phố lớn, giá nhà ở trong khu vực nội đô của một số dự án căn hộ trung, cao cấp, vị trí thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, tiến độ thi công tốt, chủ đầu tư uy tín, có chính sách bán hàng và khuyến mại hấp dẫn thì giá bán có tăng nhẹ, khoảng 3-5% so với năm 2015. Cá biệt có những dự án tăng đến 10%.
Tuy nhiên, ở thị trường đất nền, hiện tượng “sốt” đất và tăng giá đột biến tại một số khu vực ven Tp.HCM. Từ đầu năm đến nay, giá đất nền quận 2, 9, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ... tăng 10 - 40%, có nơi tăng đến 70% so với năm 2016.
Theo Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM, nguyên nhân chính tạo lên làn sóng tăng giá là do hệ thống hạ tầng giao thông tại các khu vực trên đang phát triển mạnh. Có một số dự án giao thông lớn đang hình thành như: tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên, dự án cầu Cát Lái, Cầu Phước Khánh... đã kích thích làm tăng giá đất tại các khu vực phía Đông, phía Nam và phía Tây thành phố.
Tác động từ thông tin một số huyện như Bình Chánh, Hóc Môn sẽ chuyển thành quận và việc đầu tư của nhiều doanh nghiệp lớn với các dự án hoành tráng... Lợi dụng những điều này, giới đầu cơ đã đẩy giá đất nền lên cao. Đồng thời tiến hành tách thửa, phân lô bán nền tràn lan tại một số quận vùng ven và các huyện ngoại thành.
Những nhà đầu tư thứ cấp cũng theo tâm lý đám đông mua gom đất, chờ lên giá, tạo thành cơn “sốt ảo” tại các khu vực này...
Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho rằng, tình trạng mua bán sôi động tại các khu vực trên gây nhiều rủi ro, tác động xấu đến thị trường bất động sản và cần được chấn chỉnh kịp thời.
Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị Sở Xây dựng Tp.HCM nắm bắt tình hình báo cáo UBND thành phố triển khai các giải pháp phù hợp nhằm ổn định thị trường. Cụ thể như: công khai thông tin quy hoạch các khu vực trên; công khai về tiến độ triển khai các dự án giao thông, các dự án hạ tầng và dự án bất động tại các khu vực trên. Tổ chức các đoàn kiểm tra việc kinh doanh bất động sản, kịp thời chấn chỉnh việc chia lô bán nền trái quy định. Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về thông tin và các tin đồn thất thiệt để người dân biết không cuốn theo cơn “sốt ảo”...
Các bản tin khác
- Quy chế khai thác dữ liệu công chứng điện tử tại TP.HCM
- 20 ngàn tỷ ưu đãi lãi suất: Hàng vạn người mua nhà hưởng lợi
- Cất nóc tòa nhà cao nhất Đà Nẵng
- Hình thành các khu chợ đêm
- Mua bất động sản, chọn mặt gửi vàng
- Hấp dẫn đầu tư từ BĐS nghỉ dưỡng có thương hiệu
- Condotel - tiến độ dự án đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư
- Cẩm Lệ hướng đến là khu đô thị công nghiệp mới của thành phố
- Chơi thả ga với gói Family Package siêu hấp dẫn tại Sun World Danang Wonders
- 5 loại cây hút ẩm, diệt nấm mốc cực tốt nhất định nên trồng trong nhà mùa này
- Bẫy cam kết lợi nhuận trong condotel
- Vốn chảy mạnh vào thị trường bất động sản
- Thuế Tài sản với nhà đất, căn hộ chung cư tính như thế nào?
- Bất động sản đón dòng kiều hối lớn
- Vấn đề “sốt đất” rất đáng báo động
- Giá trị đặc biệt của di tích Ngũ Hành Sơn
- Sun Group khai trương khu nghỉ dưỡng 5 sao tuyệt đẹp tại Nam Phú Quốc
- 10 điểm đến đẹp nhất Việt Nam theo báo Mỹ
- Kết nối đầu tư Đà Nẵng - Hoa Kỳ trong lĩnh vực bất động sản
- “Sức nóng” BĐS nam Đà Nẵng nhìn từ dự án Blue River Side