Trao đổi cùng CafeLand, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, quyết định chính thức về quy hoạch khu du lịch quốc gia Sơn Trà vẫn đang chờ ý kiến từ Trung ương và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trước mắt, các dự án đầu tư du lịch đang xúc tiến tại khu vực này sẽ tạm dừng, để chính quyền địa phương tiến hành rà soát, điều chỉnh hợp lý, theo hướng đã quy hoạch của các Bộ ngành. Trong đó, việc loại bỏ, thay đổi thiết kế của một số dự án đầu tư không phù hợp sẽ được cân nhắc; yêu cầu cân đối lại số lượng các phòng ốc lưu trú trong các điểm đầu tư du lịch sẽ được thực hiện.
Theo ông Thơ, đây cũng là tinh thần của chính quyền thành phố Đà Nẵng lâu nay, hoàn toàn không mâu thuẫn với định hướng quy hoạch chung cũng như hiện trạng khai thác, bảo tồn ở khu vực bảo tồn sinh thái này. Định hướng đặt ra của địa phương là sẽ triển khai khai thác, phát triển kinh tế khu vực Sơn Trà song hành với công tác bảo tồn, tránh mọi can thiệp trong hoạt động đầu tư có khả năng phá vỡ quy hoạch và ảnh hưởng môi trường tự nhiên.
Nhiều dự án đầu tư du lịch tại Sơn Trà đã có những sai phạm trong quá trình triển khai
Những thông tin này, theo chính quyền Đà Nẵng, là phản hồi cần thiết, minh bạch trước diễn biến dư luận gần đây, với các ý kiến, đánh giá đa chiều về yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái tại bán đảo Sơn Trà.
Để rộng đường dư luận, ngày hôm qua 30/5/2017, chính quyền Đà Nẵng và Bộ VH,TT&DL đã tổ chức tọa đàm lấy ý kiến các nhà khoa học về “Phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch quốc gia Sơn Trà (Đà Nẵng)”. Đa phần ý kiến đều đồng tình với định hướng song hành bảo tồn và khai thác kinh tế du lịch ở vùng sinh thái Sơn Trà.
Cụ thể theo đề nghị của Bộ VH,TT&DL, khu du lịch quốc gia Sơn Trà được xác định có diện tích quy hoạch 1.056 hecta, trong đó có 553,6 hecta khu chức năng phục vụ các dự án đầu tư du lịch. Trong số này, đã có 11 dự án được cấp phép, sẽ điều chỉnh từ 5.045 phòng xuống còn 1.600 phòng lưu trú. 14 dự án đầu tư du lịch còn lại, đã được chấp thuận về chủ trương, sẽ phải đánh giá rà soát tổng thể, điều chỉnh thiết kế. Những dự án nào có khả năng ảnh hưởng về cảnh quan môi trường khu sinh thái, nhất thiết sẽ dừng lại.
Điều quan trọng theo báo cáo của chính quyền Đà Nẵng, là tất cả khu vực đầu tư du lịch, hình thành các khu chức năng, đều nằm ngoài ranh giới khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, chỉ có 21 hecta rừng đặc dụng nhưng cũng thuộc phạm vi định hướng của khu bảo tồn thiên nhiên.
Như vậy, nhiều thông tin lan truyền trên các mạng xã hội về các dự án đầu tư du lịch tại Sơn Trà là xâm hại về quy hoạch bảo tồn thiên nhiên, là thiếu cơ sở và có phần võ đoán. Trong thời gian qua, chỉ có một số dự án trong quá trình triển khai, do lỗi chủ quan của các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư, có dấu hiệu ảnh hưởng đến hiện trạng môi trường khu vực, nhưng hoàn toàn không phải là các dự án vi phạm quy hoạch và xâm hại khu bảo tồn.
Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn trong quy hoạch, chính quyền cũng chủ trương tạm đình chỉ các dự án này, yêu cầu các nhà đầu tư giữ nguyên hiện trạng môi trường trong 3 tháng để tiến hành soát xét lại tổng thể quy hoạch, mạnh dạn cắt bỏ những dự án, hạng mục có thể ảnh hưởng đến khu bảo tồn.
Các bản tin khác
- Cân nhắc điều kiện sở hữu nhà của người nước ngoài
- Triển khai dự án Trung tâm Hội nghị quốc tế tại Đà Nẵng
- Quản không có nghĩa là cấm
- Phải tính cả “giá trị triển vọng” khi định giá đất
- Đủ kiểu phí ngân hàng
- Mở rộng diện người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Nghị định mới quy định về giá đất
- Từ 1/6: Người bán, tặng xe phải khai báo bằng văn bản
- Vốn rẻ làm nóng thị trường nhà đất
- Rủi ro mua nhà, làm sao tránh?
- Lưu ý khi vay tín chấp
- Từ 16/6: Cho phép thế chấp "nhà trên giấy”
- Được thế chấp nhà ở trong tương lai để có vốn mua nhà
- Thị trường căn hộ đua “đổi vỏ” dự án để thoát hàng
- Nhiều dự án du lịch ven biển chậm tiến độ
- Thể hiện tình yêu nước cũng phải đúng cách
- Căn hộ “vừa túi tiền” đang làm nóng thị trường
- Kinh doanh bất động sản sẽ thoáng đến mức nào?
- Ngân hàng Nhà nước chỉ định 8 ngân hàng thí điểm "liên kết 4 nhà"
- Địa ốc ồ ạt ăn theo cú hích hạ tầng