Nếu so với năm 2007, cơn sốt bất động sản thể hiện rõ nét ở phân khúc nhà ở cao cấp, thì cơn sốt cuối năm 2016 – đầu năm 2017 lại là đất phân lô bán nền tại nhiều vùng ven của TP.HCM.
Ảnh minh họa |
Sàng lọc thị trường bất động sản
Đánh giá về cơn sốt đất lần này tại tọa đàm “Có nên xuống tiền trong 'cơn say' đất nền”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cho rằng điều khác biệt lần này chỉ nằm ở phân khúc đất nền mà không phải đất nền thuộc các dự án BĐS chính quy mà lại là đất nền nằm tại các vùng ven.
Đặc biệt, tính chất của cơn sốt lần này liên quan đến việc thông qua vấn đề tách thửa, phân lô bán nền trong đó giới đầu nậu, cò đất núp bóng chủ đất nền mức độ tác động không lớn đến toàn bộ thị trường.
Nếu so với năm 2007, cơn sốt bất động sản thể hiện rất rõ nét ở phân khúc nhà ở cao cấp, thì lần này lại là đất phân lô bán nền tại nhiều vùng ven của TP.HCM.
Năm 2007 và 2010 tính chất của cơn sốt nghiêm trọng hơn đến mức độ Chính phủ phải ban hành các Nghị quyết thắt chặt tín dụng, do vậy thị trường từ chỗ bong bóng rơi vào đóng băng.
Còn cơn sốt lần này chưa đạt đến mức độ như thế, Chính phủ không phải ra các văn bản điều tiết. Trong khi đó Chính phủ lại đang thực hiện lộ trình thắt chặt tín dụng vào bất động sản nên không tác động đến cả thị trường mà chỉ tác động tiêu cực đến người tiêu dùng và nhà đầu tư thứ cấp trong phân khúc này.
Qua các đợt khủng hoảng vừa rồi cũng đã giúp sàng lọc thị trường, những doanh nghiệp bất động sản đang hoạt động hiện nay, người mua nhà, các ngân hàng thương mại, cơ quan quản lý nhà nước cũng đều rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích. Tất cả đều thông minh hơn, sức đề kháng tốt hơn nên thị trường có thể sẽ không phải rơi cơn sốt hoặc khủng hoảng đóng băng như trước đây.
Làm sao để xác định giá đất tăng thật hay ảo?
Để trở thành nhà đầu tư thông minh, theo ông Ngô Quang Phúc, Phó Tổng giám đốc Him Lam Land, vấn đề quan trọng nhất của việc đầu tư đất nền là pháp lý, phải tìm hiểu đất không nằm trong quy hoạch và có sổ đỏ.
Vấn đề thứ hai là vị trí và tiềm năng phát triển của khu đất định đầu tư.
Vấn đề thứ ba, nếu mua một khu đất ở trong một khu đô thị được quy hoạch bài bản phải quan tâm đến năng lực của chủ đầu tư.
Riêng về đất thì phân ra làm hai loại: Thứ nhất là đất xen kẹt, đất thổ cư không phải là các sản phẩm của các doanh nghiệp BĐS và đất do các doanh nghiệp BĐS tạo lập.
Đối với xen kẹt, đất thổ cư những vị trí có tiềm năng phát triển tốt và pháp lý rõ ràng giá cả sẽ ổn định và có thể gia tăng.
Còn đối với các sản phẩm của các doanh nghiệp tạo lập thì giá cũng sẽ ổn định tuy nhiên mức độ gia tăng giá sẽ phần lớn phụ thuộc vào sự tạo lập và chất lượng của dự án. Vì khi đầu tư, khách hàng nên xem xét kỹ về năng lực và uy tín của chủ đầu tư.
Muốn xác định được tăng thật hay tăng giá ảo thì phải xác định được đúng giá trị. Giá trị phụ thuộc vào các yếu tố sau: Pháp lý, quy hoạch, kết nối hạ tầng, lượng cung-cầu...
Do vậy khi khách hàng đi mua hàng phải tìm hiểu chính xác các yếu tố này. Nếu tất cả các yếu tố trên được đáp ứng thì việc tăng giá là thật. Còn nếu các yếu tố trên không đảm bảo việc tăng giá chỉ do tin đồn thì chắc chắn giá trị đấy không phải là thật.
Là một chuyên gia bất động sản độc lập, ông Phan Công Chánh cho rằng đối với đầu tư bất động sản thì thông tin mới là yếu tố cốt lõi. Thông tin gồm 3 yếu tố như quy hoạch, siêu dự án và hạ tầng cơ sở sẽ khiến giá đất thay đổi rất nhanh và rất nhiều. Hóc Môn, Củ Chi (TP.HCM) là những nơi đang xuất hiện thông tin siêu dự án. Huyện Cần Giờ (TP.HCM) hay khu Nhơn Trạch (Đồng Nai) đang xuất hiện thông tin về thay đổi hạ tầng, cụ thể là xây cầu; quận 9 (TP.HCM) đang có thay đổi lớn về cả hạ tầng lẫn quy hoạch nên giá đất biến động nhanh chóng trong thời gian ngắn. Nhà đầu tư bất động sản cá nhân cần hiểu sâu sắc về nguyên lý thông tin này.
Để tránh rơi vào “cơn say” đất như vừa qua, theo ông Lê Hoàng Châu, nhà đầu tư cần nắm rõ về thông tin chính sách của TP.HCM. Cụ thể, sắp tới thành phố ban hành quyết định mới thay thế Quyết định 33 sẽ giúp điều tiết phân khúc đất nền đi vào sự ổn định trở lại.
Để minh bạch hóa thông tin thị trường, UBND TP.HCM đã chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc chậm nhất đến cuối năm 2017 phải hoàn thành phần mềm công bố thông tin quy hoạch chi tiết phân khu 1/2000 trên toàn bộ địa bàn mà người sử dụng điện thoại thông minh có thể truy cập được dễ dàng.
Ngân hàng Nhà nước đã có lộ trình hạn chế tín dụng vào bất động sản, nâng hệ số rủi ro trong kinh doanh bất động sản lên mức 200%, và đã yêu cầu các ngân hàng thương mại kiểm soát chặt chẽ nguồn tín dụng vào bất động sản; Bộ Tài Chính đang nghiên cứu Dự thảo luật Thuế đánh vào những đối tượng có nhiều nhà và dự kiến sẽ ban hành trước năm 2020; Quốc hội cũng đang thảo luận Dự thảo Luật Quy hoạch... sẽ góp phần kiểm soát hiệu quả thị trường bất động sản theo hướng minh bạch, lành mạnh, bền vững.
Theo Bizlive
Các bản tin khác
- Thị trường đất nền: giao dịch giảm, giá không giảm
- 19/06/2018 10:02 AM Ngày 29/6: Hội thảo “Sốt bất động sản – cơ hội và rủi ro”
- Phía sau chiến lược “khác biệt” của dòng bất động sản “đại chúng” của First Real
- 8.600 tỷ đồng đầu tư dự án đô thị đại học Đà Nẵng
- Đẩy nhanh tiến độ lập đồ án quy hoạch phân khu Khu đô thị ĐH Đà Nẵng
- Lập quy hoạch một số dự án quan trọng
- Hoa Kỳ và Ý vào chung kết Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2018
- Cung hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng - khơi nguồn cảm hứng từ đại dương
- 14/06/2018 7:47 AM 5 điểm nhấn của thị trường bất động sản 5 tháng đầu năm 2018
- Chững cung bất động sản, thị trường xuất hiện đầu cơ thổi giá
- Homeland Central Park – Khu đô thị đẳng cấp bên hồ
- Bùng nổ condotel, thách thức lớn đang ở phía trước
- Giải mã bài toán “ăn tiền” của bất động sản công nghiệp
- Đã đến thời lên ngôi của bất động sản miền Trung?
- Đà Nẵng đến năm 2030 sẽ thế nào?
- Vốn ngoại tiếp tục đổ mạnh vào bất động sản
- 3 lựa chọn đầu tư khi đất nền chững lại
- Tám kiến nghị “cởi trói” phân khúc condotel
- Làm thế nào để đầu tư bất động sản đạt lãi cao?
- Đất nền vùng ven: “Sóng” đi cùng với rủi ro