Nếu so với năm 2007, cơn sốt bất động sản thể hiện rõ nét ở phân khúc nhà ở cao cấp, thì cơn sốt cuối năm 2016 – đầu năm 2017 lại là đất phân lô bán nền tại nhiều vùng ven của TP.HCM.
Ảnh minh họa |
Sàng lọc thị trường bất động sản
Đánh giá về cơn sốt đất lần này tại tọa đàm “Có nên xuống tiền trong 'cơn say' đất nền”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cho rằng điều khác biệt lần này chỉ nằm ở phân khúc đất nền mà không phải đất nền thuộc các dự án BĐS chính quy mà lại là đất nền nằm tại các vùng ven.
Đặc biệt, tính chất của cơn sốt lần này liên quan đến việc thông qua vấn đề tách thửa, phân lô bán nền trong đó giới đầu nậu, cò đất núp bóng chủ đất nền mức độ tác động không lớn đến toàn bộ thị trường.
Nếu so với năm 2007, cơn sốt bất động sản thể hiện rất rõ nét ở phân khúc nhà ở cao cấp, thì lần này lại là đất phân lô bán nền tại nhiều vùng ven của TP.HCM.
Năm 2007 và 2010 tính chất của cơn sốt nghiêm trọng hơn đến mức độ Chính phủ phải ban hành các Nghị quyết thắt chặt tín dụng, do vậy thị trường từ chỗ bong bóng rơi vào đóng băng.
Còn cơn sốt lần này chưa đạt đến mức độ như thế, Chính phủ không phải ra các văn bản điều tiết. Trong khi đó Chính phủ lại đang thực hiện lộ trình thắt chặt tín dụng vào bất động sản nên không tác động đến cả thị trường mà chỉ tác động tiêu cực đến người tiêu dùng và nhà đầu tư thứ cấp trong phân khúc này.
Qua các đợt khủng hoảng vừa rồi cũng đã giúp sàng lọc thị trường, những doanh nghiệp bất động sản đang hoạt động hiện nay, người mua nhà, các ngân hàng thương mại, cơ quan quản lý nhà nước cũng đều rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích. Tất cả đều thông minh hơn, sức đề kháng tốt hơn nên thị trường có thể sẽ không phải rơi cơn sốt hoặc khủng hoảng đóng băng như trước đây.
Làm sao để xác định giá đất tăng thật hay ảo?
Để trở thành nhà đầu tư thông minh, theo ông Ngô Quang Phúc, Phó Tổng giám đốc Him Lam Land, vấn đề quan trọng nhất của việc đầu tư đất nền là pháp lý, phải tìm hiểu đất không nằm trong quy hoạch và có sổ đỏ.
Vấn đề thứ hai là vị trí và tiềm năng phát triển của khu đất định đầu tư.
Vấn đề thứ ba, nếu mua một khu đất ở trong một khu đô thị được quy hoạch bài bản phải quan tâm đến năng lực của chủ đầu tư.
Riêng về đất thì phân ra làm hai loại: Thứ nhất là đất xen kẹt, đất thổ cư không phải là các sản phẩm của các doanh nghiệp BĐS và đất do các doanh nghiệp BĐS tạo lập.
Đối với xen kẹt, đất thổ cư những vị trí có tiềm năng phát triển tốt và pháp lý rõ ràng giá cả sẽ ổn định và có thể gia tăng.
Còn đối với các sản phẩm của các doanh nghiệp tạo lập thì giá cũng sẽ ổn định tuy nhiên mức độ gia tăng giá sẽ phần lớn phụ thuộc vào sự tạo lập và chất lượng của dự án. Vì khi đầu tư, khách hàng nên xem xét kỹ về năng lực và uy tín của chủ đầu tư.
Muốn xác định được tăng thật hay tăng giá ảo thì phải xác định được đúng giá trị. Giá trị phụ thuộc vào các yếu tố sau: Pháp lý, quy hoạch, kết nối hạ tầng, lượng cung-cầu...
Do vậy khi khách hàng đi mua hàng phải tìm hiểu chính xác các yếu tố này. Nếu tất cả các yếu tố trên được đáp ứng thì việc tăng giá là thật. Còn nếu các yếu tố trên không đảm bảo việc tăng giá chỉ do tin đồn thì chắc chắn giá trị đấy không phải là thật.
Là một chuyên gia bất động sản độc lập, ông Phan Công Chánh cho rằng đối với đầu tư bất động sản thì thông tin mới là yếu tố cốt lõi. Thông tin gồm 3 yếu tố như quy hoạch, siêu dự án và hạ tầng cơ sở sẽ khiến giá đất thay đổi rất nhanh và rất nhiều. Hóc Môn, Củ Chi (TP.HCM) là những nơi đang xuất hiện thông tin siêu dự án. Huyện Cần Giờ (TP.HCM) hay khu Nhơn Trạch (Đồng Nai) đang xuất hiện thông tin về thay đổi hạ tầng, cụ thể là xây cầu; quận 9 (TP.HCM) đang có thay đổi lớn về cả hạ tầng lẫn quy hoạch nên giá đất biến động nhanh chóng trong thời gian ngắn. Nhà đầu tư bất động sản cá nhân cần hiểu sâu sắc về nguyên lý thông tin này.
Để tránh rơi vào “cơn say” đất như vừa qua, theo ông Lê Hoàng Châu, nhà đầu tư cần nắm rõ về thông tin chính sách của TP.HCM. Cụ thể, sắp tới thành phố ban hành quyết định mới thay thế Quyết định 33 sẽ giúp điều tiết phân khúc đất nền đi vào sự ổn định trở lại.
Để minh bạch hóa thông tin thị trường, UBND TP.HCM đã chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc chậm nhất đến cuối năm 2017 phải hoàn thành phần mềm công bố thông tin quy hoạch chi tiết phân khu 1/2000 trên toàn bộ địa bàn mà người sử dụng điện thoại thông minh có thể truy cập được dễ dàng.
Ngân hàng Nhà nước đã có lộ trình hạn chế tín dụng vào bất động sản, nâng hệ số rủi ro trong kinh doanh bất động sản lên mức 200%, và đã yêu cầu các ngân hàng thương mại kiểm soát chặt chẽ nguồn tín dụng vào bất động sản; Bộ Tài Chính đang nghiên cứu Dự thảo luật Thuế đánh vào những đối tượng có nhiều nhà và dự kiến sẽ ban hành trước năm 2020; Quốc hội cũng đang thảo luận Dự thảo Luật Quy hoạch... sẽ góp phần kiểm soát hiệu quả thị trường bất động sản theo hướng minh bạch, lành mạnh, bền vững.
Theo Bizlive
Các bản tin khác
- Bất động sản giải trí Đà Nẵng hút giới đầu tư
- Bất động sản Đà Nẵng: Giải mã cơn sốt Nam Hòa Xuân
- Chưa siết tín dụng, địa ốc đã chạy đua săn vốn ngoại
- Hơn 1000 nhà môi giới BĐS quy tụ về Đà Nẵng trong Ngày hội môi giới BĐS Việt Nam
- Những điều cấm kỵ cần tránh khi mua nhà
- Sông Cổ Cò ’lột xác’ nhờ siêu dự án giải trí Cocobay
- Các hộ giải tỏa khu vực chợ Cồn (Đà Nẵng) đã bàn giao mặt bằng: Cuối tháng 6 sẽ có đất tái định cư?
- Vũ hội đường phố "Đánh thức" bờ đông sông Hàn
- Thu hồi, quản lý toàn bộ nhà, đất tại khu tập thể K340 Phan Châu Trinh
- Mua “nhà trên giấy“: Những vấn đề cần lưu ý
- Người mua nhà săn “bùa hộ mệnh”, phòng tai họa bất ngờ
- Sôi động chuyển nhượng dự án đầu tư
- Thị trường bất động sản: Người mua thông thái đến đâu
- Người mua nhà khắt khe hơn với chủ đầu tư
- BĐS Đà Nẵng trên đà tăng tốc
- M&A bất động sản tại Đà Nẵng tăng mạnh
- Gia hạn cho dự án Blooming Tower
- 10 lưu ý khi mua nhà để mà không phải ân hận về sau
- Quản lý căn hộ Condotel hiệu quả với Smart Stay 6S
- WB ủng hộ triển khai dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng