Một số dự án bất động sản của nhà đầu tư trong nước đã được chuyển nhượng hoặc hợp tác với nhà đầu tư ngoại...
Nhiều dự án bất động sản tại Tp.HCM đang được nhà đầu tư ngoại quan tâm, mua lại.
Bộ phận nghiên cứu của Savills vừa công bố kết quả khảo sát tình hình đầu tư, chuyển nhượng dự án bất động sản trong những tháng đầu năm 2017.
Theo đó, điểm đáng chú ý nhất là sự tăng trưởng khách du lịch nhanh chóng đã tạo đà phát triển lớn cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ven biển, cùng với đó là những hoạt động đầu tư, mua bán, sáp nhập sôi nổi ở nhiều phân khúc.
Một trong những giao dịch nổi trội là việc mua lại khu đất dự án thương mại 0,6ha ở vị trí đắc địa trong khu vực trung tâm Tp.HCM nhằm mục đích xây dựng dự án phức hợp quốc tế loại A đầu tiên tại Việt Nam của tập đoàn CapitaLand.
Dự án này sẽ nhận giải ngân từ quỹ đầu tư 500 triệu USD nhắm tới các tài sản thương mại ở Việt Nam, được triển khai bởi nhà phát triển Singapore này vào tháng 11 năm ngoái.
Trong cùng kỳ, CapitaLand cũng đã công bố việc mua lại 90% cổ phần của một dự án rộng 0,8 ha ở Thảo Điền, một trong những khu dân cư được ưa chuộng nhất tại Tp.HCM, để phát triển hơn 300 căn hộ.
Một nhà phát triển khác của Singapore là Keppel Land đã chi 846 tỷ đồng, tương đương khoảng 37 triệu USD để tăng cổ phần lên 16% trong dự án Saigon Centre của họ tại trung tâm Tp.HCM.
Một thương vụ khác hoàn tất trong tháng 3 vừa qua là Hongkong Land đã chính thức trở thành đối tác chiến lược của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.HCM (CII) trong việc khai thác các dự án nhà ở trên quỹ đất nhận được tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Ở một khu vực dân cư phổ biến khác của thành phố, Tập đoàn đầu tư An Gia và đối tác Creed Group của họ đến từ Nhật đã tiếp tục “thâu tóm” 5 block căn hộ thuộc dự án La Casa quận 7 của tập đoàn Vạn Phát Hưng, với giá trị 910 tỷ đồng, tương đương khoảng 40 triệu USD.
Ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, tập đoàn Berjaya Land (Malaysia) đã thành công chuyển nhượng lại toàn bộ 70% cổ phần đang nắm giữ trong một dự án khu nghỉ mát 4 sao trên đảo Phú Quốc cho Sulyna Hospitality với tổng giá trị 14,65 triệu USD.
Theo Savills, ngành du lịch Việt Nam đã có một khởi đầu khá tốt đẹp năm nay, với khoảng 3,2 triệu lượt khách quốc tế vào quý 1, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng này được tiếp nối con số kỷ lục của năm 2016, khi Việt Nam chào đón hơn 10 triệu khách du lịch quốc tế và dự kiến lên đến 11, 5 triệu vào cuối năm 2017.
Đây là những điều kiện thuận lợi, giúp phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng có cơ hội tăng tốc trong tương lai gần.
Theo đó, điểm đáng chú ý nhất là sự tăng trưởng khách du lịch nhanh chóng đã tạo đà phát triển lớn cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ven biển, cùng với đó là những hoạt động đầu tư, mua bán, sáp nhập sôi nổi ở nhiều phân khúc.
Một trong những giao dịch nổi trội là việc mua lại khu đất dự án thương mại 0,6ha ở vị trí đắc địa trong khu vực trung tâm Tp.HCM nhằm mục đích xây dựng dự án phức hợp quốc tế loại A đầu tiên tại Việt Nam của tập đoàn CapitaLand.
Dự án này sẽ nhận giải ngân từ quỹ đầu tư 500 triệu USD nhắm tới các tài sản thương mại ở Việt Nam, được triển khai bởi nhà phát triển Singapore này vào tháng 11 năm ngoái.
Trong cùng kỳ, CapitaLand cũng đã công bố việc mua lại 90% cổ phần của một dự án rộng 0,8 ha ở Thảo Điền, một trong những khu dân cư được ưa chuộng nhất tại Tp.HCM, để phát triển hơn 300 căn hộ.
Một nhà phát triển khác của Singapore là Keppel Land đã chi 846 tỷ đồng, tương đương khoảng 37 triệu USD để tăng cổ phần lên 16% trong dự án Saigon Centre của họ tại trung tâm Tp.HCM.
Một thương vụ khác hoàn tất trong tháng 3 vừa qua là Hongkong Land đã chính thức trở thành đối tác chiến lược của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.HCM (CII) trong việc khai thác các dự án nhà ở trên quỹ đất nhận được tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Ở một khu vực dân cư phổ biến khác của thành phố, Tập đoàn đầu tư An Gia và đối tác Creed Group của họ đến từ Nhật đã tiếp tục “thâu tóm” 5 block căn hộ thuộc dự án La Casa quận 7 của tập đoàn Vạn Phát Hưng, với giá trị 910 tỷ đồng, tương đương khoảng 40 triệu USD.
Ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, tập đoàn Berjaya Land (Malaysia) đã thành công chuyển nhượng lại toàn bộ 70% cổ phần đang nắm giữ trong một dự án khu nghỉ mát 4 sao trên đảo Phú Quốc cho Sulyna Hospitality với tổng giá trị 14,65 triệu USD.
Theo Savills, ngành du lịch Việt Nam đã có một khởi đầu khá tốt đẹp năm nay, với khoảng 3,2 triệu lượt khách quốc tế vào quý 1, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng này được tiếp nối con số kỷ lục của năm 2016, khi Việt Nam chào đón hơn 10 triệu khách du lịch quốc tế và dự kiến lên đến 11, 5 triệu vào cuối năm 2017.
Đây là những điều kiện thuận lợi, giúp phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng có cơ hội tăng tốc trong tương lai gần.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Những công trình ấn tượng của Việt Nam nổi tiếng thế giới
- Đầu tư vào bất động sản năm 2018 lãi lớn
- Thị trường bất động sản 2019: Hướng tới nhu cầu mua để ở
- Người mua bất động sản hưởng lợi từ công nghệ 4.0
- Kinh nghiệm vay mua nhà cuối năm
- Đặt nền móng vững chắc cho đô thị Đà Nẵng
- Kịch bản nào cho bất động sản Việt Nam 2019?
- Thách thức của du lịch Đà Nẵng, nhìn từ “đỉnh ngập”
- Tổ tư vấn đưa ra 3 kịch bản dự báo kinh tế của năm 2019
- “Hiện tượng” nhà phố thương mại
- Phát huy nội lực, đưa Đà Nẵng phát triển nhanh, bền vững
- 6 câu hỏi nên đặt ra khi đầu tư căn hộ condotel
- Chợ bất động sản online ngày càng sôi động
- Bình yên Chùa Linh Ứng Sơn Trà
- Chờ thêm 2 đại gia Việt Nam được vinh danh tỷ phú USD toàn cầu
- Bất động sản Đà Nẵng: Vùng ven sẽ tăng giá sau đợt lụt trái mùa
- Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort cùng lúc đón nhận 4 giải thưởng danh giá
- Đón sóng đầu tư bất động sản cuối năm cùng chuyên gia
- Xúc tiến mở tuyến đường ven biển phía đông các khu du lịch ở Ngũ Hành Sơn
- Giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư phải công khai, minh bạch