Dù tín dụng bất động sản tăng chậm, nhưng ở hình thái khác đang có tốc độ cao...
Cho vay sửa chữa nhà ở và mua nhà để ở tăng 38,4% so với cuối năm 2016, chiếm 52,8% tổng tín dụng tiêu dùng (cuối năm 2016 chiếm 49,5%).
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia vừa công bố báo cáo về tình hình kinh tế tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2017. Trong đó, một diễn biến được nhấn mạnh cuối 2016 một lần nữa được dẫn cụ thể.
Báo cáo cho biết, tín dụng trong tháng 5 vừa qua tiếp tục tăng trưởng khả quan. Ước tính đến hết tháng 5/2017, tín dụng tăng 6,8% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ 2016 tăng 5,7%).
Trong tuần qua, Ngân hàng Nhà nước cũng có báo cáo về kết quả điều hành chính sách tiền tệ và tình hình hoạt động ngân hàng trong gần nửa đầu năm 2017. Tăng trưởng tín dụng cao so với nhiều năm trở lại đây cũng được nhấn mạnh.
Nhưng theo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng bất động sản tiếp tục có xu hướng tăng chậm như thể hiện trong năm 2016.
Còn ở một hình thái khác, báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia lại đưa ra các dữ liệu để tham khảo thêm.
Đó là, người dân tiếp tục tăng vay vốn cho bất động sản, qua tín dụng tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh trong quý 1/2017. Cho vay tiêu dùng ước tăng khoảng 29,7% so với cuối năm 2016.
Đáng chú ý, trong đó, cho vay sửa chữa nhà ở và mua nhà để ở tăng 38,4% so với cuối năm 2016, chiếm 52,8% tổng tín dụng tiêu dùng (cuối năm 2016 chiếm 49,5%). Tốc độ này gắn với sự dịch chuyển của một hình thái tín dụng bất động sản.
Cuối năm 2016, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia từng lưu ý, tín dụng tiêu dùng năm 2016 ước tăng tới 39% so với cuối năm 2015, chiếm 11,4% tổng tín dụng (năm 2015 là 9,8%). Trong đó, gần 50% tín dụng tiêu dùng tập trung vào cho vay sửa chữa nhà, mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương của khách hàng vay.
“Tín dụng tiêu dùng tăng mạnh, trong đó gần 50% tập trung vào lĩnh vực bất động sản cho thấy hình thái tín dụng bất động sản có sự chuyển dịch và cần được theo dõi, đánh giá”, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhìn nhận tại thời điểm cuối 2016.
Báo cáo cho biết, tín dụng trong tháng 5 vừa qua tiếp tục tăng trưởng khả quan. Ước tính đến hết tháng 5/2017, tín dụng tăng 6,8% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ 2016 tăng 5,7%).
Trong tuần qua, Ngân hàng Nhà nước cũng có báo cáo về kết quả điều hành chính sách tiền tệ và tình hình hoạt động ngân hàng trong gần nửa đầu năm 2017. Tăng trưởng tín dụng cao so với nhiều năm trở lại đây cũng được nhấn mạnh.
Nhưng theo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng bất động sản tiếp tục có xu hướng tăng chậm như thể hiện trong năm 2016.
Còn ở một hình thái khác, báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia lại đưa ra các dữ liệu để tham khảo thêm.
Đó là, người dân tiếp tục tăng vay vốn cho bất động sản, qua tín dụng tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh trong quý 1/2017. Cho vay tiêu dùng ước tăng khoảng 29,7% so với cuối năm 2016.
Đáng chú ý, trong đó, cho vay sửa chữa nhà ở và mua nhà để ở tăng 38,4% so với cuối năm 2016, chiếm 52,8% tổng tín dụng tiêu dùng (cuối năm 2016 chiếm 49,5%). Tốc độ này gắn với sự dịch chuyển của một hình thái tín dụng bất động sản.
Cuối năm 2016, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia từng lưu ý, tín dụng tiêu dùng năm 2016 ước tăng tới 39% so với cuối năm 2015, chiếm 11,4% tổng tín dụng (năm 2015 là 9,8%). Trong đó, gần 50% tín dụng tiêu dùng tập trung vào cho vay sửa chữa nhà, mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương của khách hàng vay.
“Tín dụng tiêu dùng tăng mạnh, trong đó gần 50% tập trung vào lĩnh vực bất động sản cho thấy hình thái tín dụng bất động sản có sự chuyển dịch và cần được theo dõi, đánh giá”, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhìn nhận tại thời điểm cuối 2016.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Phân biệt sổ trắng, sổ hồng và sổ đỏ
- Chờ đợi "cú hích lớn" trên thị trường vốn khu vực
- Rủi ro khi mua đất nền dự án chưa đủ điều kiện bán
- Xu hướng đầu tư bất động sản 2018: Góc nhìn từ chuyên gia
- Nhận bàn giao nhà, người mua cần chú ý điều gì?
- Ký gửi nhà đất là gì?
- Nhu cầu ở thực- từ khóa hot của thị trường BĐS 2018
- Cuộc chơi mới của các đại gia địa ốc
- Căn hộ Heritage Treasure Danang - vị trí đắt giá bên bờ sông Hàn
- Nhiều chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 5
- Có phải đất nền Đà Nẵng đang “bong bóng”?
- Nhiều nhà đầu tư Singapore đầu tư vào hạ tầng, bất động sản Đà Nẵng
- Dốc tiền tỷ mua biệt thự nghỉ dưỡng Đà Nẵng, khách hàng nên biết điều này
- Giữa cơn say đất nền, nhà đầu tư hãy biết tự bảo vệ túi tiền của mình
- Đà Nẵng trao bản ghi nhớ triển khai hợp tác với doanh nghiệp Singapore
- Shophouse trong các khu đô thị lớn thu hút nhà đầu tư
- Ngày 27-4, khai trương mùa du lịch biển Đà Nẵng 2018
- Môi giới đua nhau làm chủ đầu tư: Thực hư chuyện “hóa rồng”
- Hiện tượng sốt đất hiện nay sẽ không lặp lại kịch bản 10 năm trước
- Đặt đá gắn biển tên khu phố du lịch An Thượng