Việc xác định khoản tiền sử dụng đất chủ đầu tư phải nộp theo sát giá chuyển nhượng trên thị trường là chưa hợp lý vì trước đó doanh nghiệp đã phải bồi thường một lần tiền cho người quản lý sử dụng đất, việc này cũng khiến giá đất trên thị trường liên tục tăng...
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp.HCM, quy định người mua nhà sau khi nhận bàn giao nhà từ chủ đầu tư không được chuyển nhượng hợp đồng mua bán mà phải thực hiện cấp giấy chứng nhận, lập hợp đồng mua bán rồi mới được chuyển nhượng… đã gây thiệt hại tới quyền lợi của chủ sở hữu và nhà đầu tư BĐS thứ cấp cũng như ảnh hưởng đến tính thanh khoản trên thị trường BĐS. Lý do, người mua nhà không có lỗi trong việc chưa được cấp giấy chứng nhận nhà ở, mà trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư và cơ quan có thẩm quyền.
Tiếp đó, quy định mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được tham gia góp vốn với chủ dự án BĐS một lần để được nhận lại một căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ hoặc biệt thự. Các lần góp vốn sau đó sẽ chỉ được nhận khoản lợi nhuận được phân chia bằng tiền, cổ phiếu. Theo ông Châu, tình trạng này cũng đang làm hạn chế đầu ra của thị trường BĐS và hạn chế quyền dân sự của người dân.
Về thuế, dù là BĐS sẽ hình thành trong tương lai, nhưng chỉ cần người dân có chuyển nhượng hợp đồng là phải thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong khi đó, quy định chỉ miễn thuế thu nhập cá nhân với những người chuyển nhượng nhà ở, đất ở duy nhất đã được cấp giấy chứng nhận.
Góp ý về cơ chế định giá đất cho DN BĐS, Ths - LS Nguyễn Thị Cam, Hiệp hội BĐS thành phố nêu ví dụ, nếu giá đất ban đầu chỉ có 2 triệu đồng/m2; giá đất sau quy hoạch là 5 triệu đồng/m2 và giá đất sau khi đã được đầu tư hạ tầng là 8 triệu đồng/m2 thì giá đất ban đầu thuộc về người có đất bị thu hồi hoặc người đang quản lý sử dụng đất; giá đất sau khi đã đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc về chủ đầu tư. Nhà nước chỉ nên thu trong khoản tiền chênh lệch 3 triệu đồng/m2 do quy hoạch thay đổi mục đích sử dụng đất.
Nhưng cũng không nên thu hết mà cần chia đều lợi ích cho các bên và dành một phần để hỗ trợ người có đất bị thu hồi. Cụ thể, Nhà nước chỉ nên thu ở mức 20 – 25%; 60 – 65% dành cho người có đất bị thu hồi và phần còn lại chủ đầu tư được hưởng.
Việc xác định khoản tiền sử dụng đất chủ đầu tư phải nộp theo sát giá chuyển nhượng trên thị trường là chưa hợp lý vì trước đó DN đã phải bồi thường một lần tiền cho người quản lý sử dụng đất. Việc này cũng sẽ khiến giá đất trên thị trường liên tục tăng và giá nhà ở không thể giảm về gần mức thu nhập do tiền sử dụng đất là một trong năm yếu tố đầu vào, cấu thành nên giá nhà.
Đồng quan điểm này, ông Lê Hoàng Châu đã đề nghị: Nếu vẫn giữ cách nộp tiền sử dụng đất hiện nay thì Nhà nước cần cho DN BĐS được khấu trừ toàn bộ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng thực tế mà DN đã chi phí trên toàn bộ diện tích dự án. Bởi hiện tại DN BĐS chỉ được khấu trừ theo khung giá đất do địa phương quy định nên phần lớn chi phí bồi thường, chi phí nộp tiền sử dụng đất DN bỏ ra đã không được tính mà còn phải chịu thêm khoản thuế thu nhập DN đối với số tiền thực chi này.
Tuy nhiên, theo ông Châu, Nhà nước nên bỏ hẳn khái niệm tiền sử dụng đất và thay bằng sắc thuế “Sử dụng đất do giá trị sử dụng đất gia tăng từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy hoạch”, thuế suất đối với loại thuế này ở mức 10 – 15% là phù hợp.
Ông Đặng Đức Thành, Phó chủ tịch Hiệp hội DN Tp.HCM, Tổng giám đốc Công ty BĐS Dream House góp ý: Muốn điều chỉnh thị trường BĐS đi vào ổn định theo hướng chuyên nghiệp thì cần phải cơ cấu lại nguồn vốn cho vay đầu tư BĐS từ hệ thống ngân hàng. Để có đủ nguồn vốn cho đơn vị đầu tư, kinh doanh BĐS chuyên nghiệp và có uy tín vay, các ngân hàng cần nhanh chóng thu hồi lượng vốn đã cho vay dàn trải hiện nay; kiên quyết không cho vay đầu tư làm dự án BĐS với những DN đầu tư trái ngành nghề...
(Theo CAND)
Các bản tin khác
- Đà Nẵng quy định diện tích tối thiểu căn hộ là 45m2
- 10 dự báo giới đầu tư địa ốc không nên bỏ qua năm Đinh Dậu
- Thành lập Hiệp hội Công chứng Việt Nam
- Nhiều thủ tục đất đai được rút ngắn trong năm mới
- Săn bất động sản cho thuê - kênh đầu tư hấp dẫn trong 5 năm tới
- Cuộc chiến sống còn của bất động sản nghỉ dưỡng
- Giấc mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ
- Đẩy nhanh tiến độ, tuyệt đối đảm bảo an toàn lao động và chất lượng thi công tại các công trình
- Dấu ấn 5 “ông lớn” trên thị trường bất động sản Việt Nam năm qua
- 2 kịch bản trái chiều cho thị trường địa ốc 2017
- M&A bất động sản Việt Nam hứa hẹn lập kỷ lục năm 2017
- Đi đâu, chơi gì dịp Tết?
- Thị trường địa ốc 2016: Một năm được mùa của condotel
- Địa ốc tạo sức hút từ hạ tầng giao thông
- Quận Ngũ Hành Sơn: Vận động bàn giao hơn 1.000 hồ sơ giải tỏa, đền bù
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tăng thêm
- Ra mắt Tổng công ty MBLand và hai dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại miền Trung
- Đầu tư bất động sản thương mại sẽ hồi phục trở lại vào năm 2017
- Triển khai dự án xe buýt nhanh tại Đà Nẵng
- Đất “cơi nới” trái phép vẫn có thể được cấp sổ đỏ