Do vụ án phức tạp nên hai năm sau TAND TP Tân An mới xử sơ thẩm và tuyên bác toàn bộ các yêu cầu của nguyên đơn.
Tuy nhiên, yêu cầu này bị tòa từ chối giải quyết vì thời hiệu khởi kiện không còn. Đầu năm 2008, anh em bà M. lại khởi kiện yêu cầu tòa hủy bỏ hợp đồng cho tặng nhà giữa ông S. với hai con. Các nguyên đơn (bà M. làm đại diện) cũng nhờ tòa tuyên bố ngôi nhà là tài sản chung của cha mẹ để lại và phải chia đều cho sáu anh chị em.
Ban đầu TAND thị xã Tân An (nay là TP Tân An) trả lại đơn kiện vì cho rằng không đủ điều kiện thụ lý. Suốt hai năm sau đó, phía nguyên đơn làm nhiều đơn khiếu nại nhưng không có kết quả.
Bảo nhận đơn rồi lại đình chỉ
Tháng 11-2009, TAND tỉnh Long An chỉ đạo TAND TP Tân An thụ lý giải quyết vụ án của bà M. vì thấy có cơ sở... Thấy vậy tòa án cấp sơ thẩm đã gọi các đương sự lên và ra quyết định thụ lý vụ án chia tài sản chung. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp nên hai năm sau TAND TP Tân An mới xử sơ thẩm và tuyên bác toàn bộ các yêu cầu của nguyên đơn. Bà M. kháng cáo toàn bộ bản án.
Tại phiên xử phúc thẩm vừa qua, TAND tỉnh Long An nhận định nguyên đơn dùng giấy cam kết khước từ nhận tài sản thừa kế nêu trên làm cơ sở khởi kiện là chưa đủ điều kiện chứng minh nhà, đất là tài sản chung. Đồng thời, phía bị đơn không cho đây là tài sản chung và giấy cam kết không có đủ chữ ký của tất cả anh em bà M. nên không có sự thỏa thuận của các đồng thừa kế. Mặt khác, các bên tranh chấp không có các loại giấy tờ xác định đây là tài sản của cha mẹ ở thời điểm xác lập bản cam kết. Lẽ ra cấp sơ thẩm phải trả lại đơn kiện, đã thụ lý thì phải đình chỉ giải quyết vụ án mới đúng.
Cũng theo TAND tỉnh, tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào công văn chỉ đạo của TAND tỉnh và TAND Tối cao để thụ lý nhưng trong công văn chỉ đạo cũng có câu “Thụ lý theo đúng quy định của pháp luật”, nghĩa là pháp luật quy định như thế nào thì phải áp dụng thế ấy. Từ đó tòa tuyên bác kháng cáo của bà M., hủy toàn bộ án sơ thẩm và đình chỉ vụ án do việc thụ lý giải quyết chưa đủ điều kiện. Tòa cũng tuyên trả lại tiền tạm ứng án phí cho nguyên đơn cùng toàn bộ hồ sơ vụ kiện và các tài liệu kèm theo...
Đình chỉ giải quyết vụ án chưa thỏa đáng
Theo tôi, căn cứ vào các tình tiết của vụ án thì khi các bên lập tờ cam kết giao tài sản cho bị đơn là một sự kiện pháp lý, khi ấy mặc nhiên ngôi nhà tranh chấp là di sản thừa kế. Hành động làm cam kết chứng tỏ các đồng thừa kế đã kê khai di sản thừa kế, xác định theo phần, đã thỏa thuận giao tài sản chung cho bị đơn làm nhà thờ. Việc công chứng viên xóa bỏ nội dung trong cam kết để tạo điều kiện cho bị đơn hợp thức hóa ngôi nhà, chứng tỏ dù bị bôi xóa nhưng văn bản này vẫn có giá trị pháp lý, nó được coi như văn bản thỏa thuận về tài sản chung. Giấy cam kết trên thể hiện ý chí của các đồng thừa kế là trong việc kê khai xác lập quyền sở hữu ngôi nhà cha mẹ để lại theo phần. Do đó yêu cầu của các nguyên đơn về chia tài sản chung là có cơ sở và giấy cam kết chính là cơ sở để tòa xác định ngôi nhà là tài sản chung chưa chia. Tôi cho rằng tòa án có cơ sở để thụ lý giải quyết vụ án chia tài sản chung chứ đình chỉ như quyết định của tòa tỉnh là sai.
Luật sưTRƯƠNG ĐÌNH TÙNG, Đoàn Luật sư TP.HCM |
THANH TÙNG
Theo Báo PLTPHCM
Các bản tin khác
- Tiếp tục gia tăng đầu tư vào bất động sản
- 1.300 tỷ đồng xây dựng khu nhà ở hỗn hợp nam cầu Trần Thị Lý
- Chống rửa tiền qua bất động sản
- Nét đẹp nữ doanh nhân
- Hội môi giới bất động sản VN sẽ thành lập vào tháng 12
- Sun City Riverside Da Nang: Dấu son mới của BĐS Đà Nẵng
- Dòng vốn đầu tư chảy mạnh vào Đà Nẵng
- Góp vốn mua nhà dự án: Đọc kỹ hợp đồng để tránh mắc bẫy
- Chờ quy định, hồ sơ đất “đóng băng”
- Nên có cơ quan thẩm định giá đất độc lập
- Sự thật từ một vụ án đòi nhà
- Chủ động quỹ đất tái định cư
- Bất động sản: Nên mua hay bán ở thời điểm này?
- 3 dự án mở rộng diện tích đầu tư
- Đẳng cấp hạ tầng du lịch Đà Nẵng
- Nâng tầm thị trường bất động sản
- Công bố 26 đồ án kiến trúc quy hoạch
- Sửa đổi Luật Đất đai: Phải giải quyết tận gốc vấn đề sở hữu
- Bất động sản có tín hiệu "ấm" lại
- Sẽ cho phép chuyển nhượng văn phòng công chứng?