Chưa kịp vui mừng để tập trung vào công việc sau khi tìm mua được căn hộ ưng ý để an cư, nhiều khách hàng mua nhà đã liên tục bị làm phiền, thậm chí còn bị tiết lộ thông tin cá nhân.
Hàng loạt dự án condotel mọc lên ven các bãi biển Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc
Liên tục bị làm phiền
Anh Đào Anh Minh, ngụ TP.HCM cho biết, tháng 3 vừa qua, anh ký hợp đồng mua 1 căn hộ tại dự án trên đường Nguyễn Xí, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Ngay trong tháng đầu tiên, anh liên tục nhận được các cuộc điện thoại từ nhiều nhân viên kinh doanh bất động sản của chủ đầu tư gọi tới tư vấn anh bán căn hộ mình để kiếm lời, vì dự án hiện đang tăng giá khá cao.
“Hàng chục cuộc đầu tôi lịch sự trả lời là mua để ở và không có nhu cầu bán, vậy mà các cuộc gọi tới tư vấn tôi bán nhà liên tục gia tăng. Sáng gọi, trưa gọi, tối gọi… Tới độ, buổi tối chuẩn bị đi ngủ cũng bị gọi hỏi bán căn hộ hay không”, anh Minh bức xúc.
Không chỉ làm phiền, theo anh Minh, họ còn bán thông tin cá nhân của anh cho các nhân viên đang bán dự án khác mời mua, sau đó là các công ty bảo hiểm, rồi tới ngân hàng, nhà hàng… gọi mời chào.
Cũng như anh Minh, chị Hứa Thị Liên, ngụ quận 9, TP.HCM cho biết, chị mua căn hộ tại quận 2 để ở, nhưng liên tục bị nhân viên bất động sản gọi mời bán lại kiếm lời. Dù mua nhà để ở, nhưng liên tục có người hỏi mua lại với giá cao hơn, nên chị Liên quyết định bán lại. Thế nhưng, bán nhà đã 2 tháng nay, mà từ sáng tới tối vẫn có những cuộc điện thoại bàn từ phía công ty gọi tới hỏi có muốn bán căn hộ đã mua hay không.
Trong khi đó, chị Lê Thị Hương, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM kể, cuối năm ngoái, chị mua một căn hộ tại quận 9 với mục đích để ở, cũng liên tục bị làm phiền bởi các nhân viên bất động sản, bảo hiểm, nên thấy số lạ chị không bắt máy, nhưng vì công việc nên nhiều số bàn gọi chị bắt máy.
“Hai tuần trước, có người dùng số bàn gọi tôi nói là người của chủ đầu tư tôi mua căn hộ, họ gọi mời tới dự tiệc tri ân khách hàng và đã gửi thư mời tới nhà tôi. Nhận được thư mời, tôi tới dự thì hóa ra đó là buổi tiệc do một công ty tài chính tổ chức để giới thiệu gói đầu tư tiền sinh lời. Họ mời từ 18h, tới 20h30 vẫn không cho khách mời ăn và liên tục giới thiệu về gói đầu tư tài chính.
Bức xúc, chúng tôi phản ứng rằng bị lừa, thì nhân viên của công ty tài chính nói rằng, vì danh sách có được nhờ mua của công ty địa ốc bán dự án chúng tôi mua, nên nói vậy để chúng tôi tham dự”, chị Hương kể.
Câu chuyện của anh Minh, chị Liên, và chị Hương không phải hiếm trên thị trường hiện nay.
Chủ đầu tư cũng “bó tay”?
Tổng giám đốc doanh nghiệp chủ đầu tư dự án mà anh Minh phản ánh ở trên cho biết, ông cũng phải bó tay với việc này.
“Tôi truy lùng xem ai là người bán danh sách khách hàng ra ngoài, nhưng 5 tháng qua chúng tôi vẫn không thể điều tra được. Đây là lỗi của chúng tôi và chúng tôi nhận lỗi với khách hàng, bởi quản lý nhân viên không nghiêm.
Còn việc nhân viên gọi điện hỏi khách hàng, bởi chúng tôi sợ khách hàng mua đầu tư, trong khi dự án có nhiều người muốn mua để ở, mà chúng tôi luôn muốn căn hộ được bán cho người có nhu cầu ở thực”, vị tổng giám đốc này nói.
Ông Nguyễn Huy Vũ, Tổng giám đốc Công ty Phát triển bất động sản Banviet Land cho biết, đây là câu chuyện mà chính ông cũng đang phải tìm cách giải quyết, bởi nhân viên sàn giao dịch tự làm và phát sinh từ sự tham lam của nhân viên kinh doanh.
“Mỗi công ty địa ốc có hàng trăm, thậm chí cả ngàn nhân viên kinh doanh, trong đó danh sách khách hàng của công ty sẽ để cho các nhân viên dùng chung, nên họ thỏa mái gọi mời hay bán danh sách. Đó là cái yếu kém trong quản lý nhân viên của doanh nghiệp. Nếu như không có biện pháp chế tài cụ thể, thì chính doanh nghiệp sẽ tự đánh mất khách hàng của mình, còn khách hàng phải chịu đựng những cuộc điện thoại làm phiền nhiều hơn nữa”, ông Vũ nói.
Một nhân viên kinh doanh địa ốc tên Phúc của Sàn giao dịch Nam Sài Gòn cho biết, việc làm phiền khách hàng một phần cũng đến từ việc áp lực doanh số bán mà chủ đầu tư đưa ra cho nhân viên sàn. Việc gọi cho khách hàng đã mua căn hộ rồi xem họ có nhu cầu bán lại không là nhằm tạo ra doanh thu ảo cho nhân viên hưởng đủ lương, cũng như hoa hồng hàng tháng.
Theo Đầu tư Bất động sản
Các bản tin khác
- Những công trình ấn tượng của Việt Nam nổi tiếng thế giới
- Đầu tư vào bất động sản năm 2018 lãi lớn
- Thị trường bất động sản 2019: Hướng tới nhu cầu mua để ở
- Người mua bất động sản hưởng lợi từ công nghệ 4.0
- Kinh nghiệm vay mua nhà cuối năm
- Đặt nền móng vững chắc cho đô thị Đà Nẵng
- Kịch bản nào cho bất động sản Việt Nam 2019?
- Thách thức của du lịch Đà Nẵng, nhìn từ “đỉnh ngập”
- Tổ tư vấn đưa ra 3 kịch bản dự báo kinh tế của năm 2019
- “Hiện tượng” nhà phố thương mại
- Phát huy nội lực, đưa Đà Nẵng phát triển nhanh, bền vững
- 6 câu hỏi nên đặt ra khi đầu tư căn hộ condotel
- Chợ bất động sản online ngày càng sôi động
- Bình yên Chùa Linh Ứng Sơn Trà
- Chờ thêm 2 đại gia Việt Nam được vinh danh tỷ phú USD toàn cầu
- Bất động sản Đà Nẵng: Vùng ven sẽ tăng giá sau đợt lụt trái mùa
- Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort cùng lúc đón nhận 4 giải thưởng danh giá
- Đón sóng đầu tư bất động sản cuối năm cùng chuyên gia
- Xúc tiến mở tuyến đường ven biển phía đông các khu du lịch ở Ngũ Hành Sơn
- Giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư phải công khai, minh bạch