Chưa kịp vui mừng để tập trung vào công việc sau khi tìm mua được căn hộ ưng ý để an cư, nhiều khách hàng mua nhà đã liên tục bị làm phiền, thậm chí còn bị tiết lộ thông tin cá nhân.
Hàng loạt dự án condotel mọc lên ven các bãi biển Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc
Liên tục bị làm phiền
Anh Đào Anh Minh, ngụ TP.HCM cho biết, tháng 3 vừa qua, anh ký hợp đồng mua 1 căn hộ tại dự án trên đường Nguyễn Xí, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Ngay trong tháng đầu tiên, anh liên tục nhận được các cuộc điện thoại từ nhiều nhân viên kinh doanh bất động sản của chủ đầu tư gọi tới tư vấn anh bán căn hộ mình để kiếm lời, vì dự án hiện đang tăng giá khá cao.
“Hàng chục cuộc đầu tôi lịch sự trả lời là mua để ở và không có nhu cầu bán, vậy mà các cuộc gọi tới tư vấn tôi bán nhà liên tục gia tăng. Sáng gọi, trưa gọi, tối gọi… Tới độ, buổi tối chuẩn bị đi ngủ cũng bị gọi hỏi bán căn hộ hay không”, anh Minh bức xúc.
Không chỉ làm phiền, theo anh Minh, họ còn bán thông tin cá nhân của anh cho các nhân viên đang bán dự án khác mời mua, sau đó là các công ty bảo hiểm, rồi tới ngân hàng, nhà hàng… gọi mời chào.
Cũng như anh Minh, chị Hứa Thị Liên, ngụ quận 9, TP.HCM cho biết, chị mua căn hộ tại quận 2 để ở, nhưng liên tục bị nhân viên bất động sản gọi mời bán lại kiếm lời. Dù mua nhà để ở, nhưng liên tục có người hỏi mua lại với giá cao hơn, nên chị Liên quyết định bán lại. Thế nhưng, bán nhà đã 2 tháng nay, mà từ sáng tới tối vẫn có những cuộc điện thoại bàn từ phía công ty gọi tới hỏi có muốn bán căn hộ đã mua hay không.
Trong khi đó, chị Lê Thị Hương, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM kể, cuối năm ngoái, chị mua một căn hộ tại quận 9 với mục đích để ở, cũng liên tục bị làm phiền bởi các nhân viên bất động sản, bảo hiểm, nên thấy số lạ chị không bắt máy, nhưng vì công việc nên nhiều số bàn gọi chị bắt máy.
“Hai tuần trước, có người dùng số bàn gọi tôi nói là người của chủ đầu tư tôi mua căn hộ, họ gọi mời tới dự tiệc tri ân khách hàng và đã gửi thư mời tới nhà tôi. Nhận được thư mời, tôi tới dự thì hóa ra đó là buổi tiệc do một công ty tài chính tổ chức để giới thiệu gói đầu tư tiền sinh lời. Họ mời từ 18h, tới 20h30 vẫn không cho khách mời ăn và liên tục giới thiệu về gói đầu tư tài chính.
Bức xúc, chúng tôi phản ứng rằng bị lừa, thì nhân viên của công ty tài chính nói rằng, vì danh sách có được nhờ mua của công ty địa ốc bán dự án chúng tôi mua, nên nói vậy để chúng tôi tham dự”, chị Hương kể.
Câu chuyện của anh Minh, chị Liên, và chị Hương không phải hiếm trên thị trường hiện nay.
Chủ đầu tư cũng “bó tay”?
Tổng giám đốc doanh nghiệp chủ đầu tư dự án mà anh Minh phản ánh ở trên cho biết, ông cũng phải bó tay với việc này.
“Tôi truy lùng xem ai là người bán danh sách khách hàng ra ngoài, nhưng 5 tháng qua chúng tôi vẫn không thể điều tra được. Đây là lỗi của chúng tôi và chúng tôi nhận lỗi với khách hàng, bởi quản lý nhân viên không nghiêm.
Còn việc nhân viên gọi điện hỏi khách hàng, bởi chúng tôi sợ khách hàng mua đầu tư, trong khi dự án có nhiều người muốn mua để ở, mà chúng tôi luôn muốn căn hộ được bán cho người có nhu cầu ở thực”, vị tổng giám đốc này nói.
Ông Nguyễn Huy Vũ, Tổng giám đốc Công ty Phát triển bất động sản Banviet Land cho biết, đây là câu chuyện mà chính ông cũng đang phải tìm cách giải quyết, bởi nhân viên sàn giao dịch tự làm và phát sinh từ sự tham lam của nhân viên kinh doanh.
“Mỗi công ty địa ốc có hàng trăm, thậm chí cả ngàn nhân viên kinh doanh, trong đó danh sách khách hàng của công ty sẽ để cho các nhân viên dùng chung, nên họ thỏa mái gọi mời hay bán danh sách. Đó là cái yếu kém trong quản lý nhân viên của doanh nghiệp. Nếu như không có biện pháp chế tài cụ thể, thì chính doanh nghiệp sẽ tự đánh mất khách hàng của mình, còn khách hàng phải chịu đựng những cuộc điện thoại làm phiền nhiều hơn nữa”, ông Vũ nói.
Một nhân viên kinh doanh địa ốc tên Phúc của Sàn giao dịch Nam Sài Gòn cho biết, việc làm phiền khách hàng một phần cũng đến từ việc áp lực doanh số bán mà chủ đầu tư đưa ra cho nhân viên sàn. Việc gọi cho khách hàng đã mua căn hộ rồi xem họ có nhu cầu bán lại không là nhằm tạo ra doanh thu ảo cho nhân viên hưởng đủ lương, cũng như hoa hồng hàng tháng.
Theo Đầu tư Bất động sản
Các bản tin khác
- “Chiến lược đại dương xanh” đã lấn sang thị trường bất động sản
- Cuộc đối đầu kỳ thú giữa shophouse và thương mại điện tử
- Tháo gỡ vướng mắc về tách thửa đất, cấp sổ hồng
- CEO Sun Group và những câu chuyện bây giờ mới kể
- "Bom tấn" Golden Bridge khiến du khách quốc tế khao khát check-in Đà Nẵng
- Cách thức xác định đối tượng mua nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư
- Bất động sản: Thời của trải nghiệm khách hàng lên ngôi
- "Cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến bất động sản Việt Nam"
- Yên bình bãi Tiên Sa
- Chờ khung pháp lý, "đứa con lai" condotel dần hạ nhiệt
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng tại quận Liên Chiểu
- Đà Nẵng: Đấu thầu dự án khu đô thị 50ha từ việc chuyển đổi KCN Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: "Sẽ không biến động lớn đến 2019"
- Đề xuất phương án thu hồi dự án sân vận động Chi Lăng
- Chuyển đổi Khu công nghiệp Đà Nẵng thành đất ở đô thị: Cần đúng quy định pháp luật và phù hợp điều kiện cụ thể
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Đà Nẵng - thành phố động lực của sự phát triển
- Đấu thầu xây dựng bãi đỗ xe công cộng nhiều tầng tại 18 vị trí khu vực trung tâm thành phố
- Khai thác thị trường bất động sản công nghiệp
- Cuối năm nay sẽ có văn bản pháp lý cho condotel
- Pháp lý cho condotel chưa rõ ràng