Câu hỏi của bạn đọc CafeLand có nội dung:
Vợ chồng tôi đang có ý định mua nhà để ở. Chúng tôi đã đi xem nhà thực tế và muốn mua 1 căn, nhưng căn này chưa có sổ đỏ, chủ nhà muốn tôi đặt cọc trước 150 triệu và họ hứa sẽ làm sổ đỏ.
Đến tháng 12/2018 họ mới làm thủ tục cấp sổ đỏ và bàn giao lại nhà cho tôi sau khi thanh toán nốt số tiền 450 triệu đồng (Lý do đầu năm sau họ mới được tuổi để xây nhà mới và phải cuối năm 2018 ngôi nhà mới hoàn thành). Xin hỏi luật sư, việc đặt cọc trước như vậy có rủi ro gì không ? Mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn.
nguyenthianh89hy@...
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Thứ nhất: Điều kiện để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Trước tiên, để thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần đáp ứng các điều kiện luật định. Cụ thể, căn cứ vào Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người sử dụng đất như sau:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Căn cứ theo quy định trên, mảnh đất mà bạn định mua chưa có điều kiện về có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng.
Thứ hai : Quy định về đặt cọc
Sau khi bên bán có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lúc đó bạn mới nên đặt cọc tiền theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 :
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Trường hợp của bạn, hợp đồng đặt cọc nên lập thành văn bản, có chữ ký và người làm chứng. Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
CafeLand kết hợp Công ty luật TNHH Đức An
Các bản tin khác
- Nên an cư hay lạc nghiệp trước?
- Thu hồi dự án chung cư cao cấp để xây trường học
- Giá đất tái định cư tại một số khu dân cư
- Đường 3-2: Nốt lặng giữa lòng thành phố
- Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng!
- Mở bán 6 biệt thự sát biển tại Premier Village Danang Resort
- Ngân hàng hậu thuẫn mạnh khách vay mua nhà
- Công chứng nhà đất gặp khó với giấy xác nhận độc thân
- Bán nhà ở cho người nước ngoài và Việt kiều: Thủ tục trói chân người mua
- Đòn bẩy tại phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng
- Người nước ngoài mua nhà cần thủ tục gì?
- Xây khách sạn hái ra tiền tại thị trường Đà Nẵng
- Kiến nghị gỡ vướng cấp giấy chứng nhận nhà đất
- Thời điểm tốt để mua nhà và đầu tư bất động sản
- Biệt thự biển Premier Village Danang Resort - Chốn đi về sinh lợi
- BĐS nghỉ dưỡng - ‘cơn khát’ mới của giới đầu tư
- Lý do người Việt chuộng đầu tư đất nền, nhà phố
- Khối ngoại tăng tốc đầu tư bất động sản Việt Nam
- Bất động sản vượt “ải” tháng Ngâu
- Việt kiều, người nước ngoài mua nhà: Sốt ruột chờ hướng dẫn