Câu hỏi của bạn đọc CafeLand có nội dung:
Vợ chồng tôi đang có ý định mua nhà để ở. Chúng tôi đã đi xem nhà thực tế và muốn mua 1 căn, nhưng căn này chưa có sổ đỏ, chủ nhà muốn tôi đặt cọc trước 150 triệu và họ hứa sẽ làm sổ đỏ.
Đến tháng 12/2018 họ mới làm thủ tục cấp sổ đỏ và bàn giao lại nhà cho tôi sau khi thanh toán nốt số tiền 450 triệu đồng (Lý do đầu năm sau họ mới được tuổi để xây nhà mới và phải cuối năm 2018 ngôi nhà mới hoàn thành). Xin hỏi luật sư, việc đặt cọc trước như vậy có rủi ro gì không ? Mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn.
nguyenthianh89hy@...
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Thứ nhất: Điều kiện để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Trước tiên, để thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần đáp ứng các điều kiện luật định. Cụ thể, căn cứ vào Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người sử dụng đất như sau:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Căn cứ theo quy định trên, mảnh đất mà bạn định mua chưa có điều kiện về có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng.
Thứ hai : Quy định về đặt cọc
Sau khi bên bán có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lúc đó bạn mới nên đặt cọc tiền theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 :
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Trường hợp của bạn, hợp đồng đặt cọc nên lập thành văn bản, có chữ ký và người làm chứng. Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
CafeLand kết hợp Công ty luật TNHH Đức An
Các bản tin khác
- Cảnh giác với chiêu thức lừa đảo giấy tờ nhà đất mới
- Kéo dài thời hạn giao đất, cho thuê đất
- Kích cầu bất động sản
- Nhà đất kỳ vọng vào lãi suất
- Thị trường BĐS tháng 3/2012: “Nhen nhóm” tín hiệu lạc quan trong khó khăn
- Khai tử mẹ để hưởng thừa kế
- 5 dự án bất động sản 'khủng' vừa công bố
- Sổ đỏ giả từ phôi thật: Báo động!
- Bổ sung giá đất tái định cư hộ phụ tại KDC Tây Nam làng đá mỹ nghệ
- Bắt sáu người lừa đảo bằng giấy đỏ giả
- Cơ hội thăng tiến và 10 chữ ''''đừng'''' nơi công sở!
- Bảng giá đất Thành phố Đà Nẵng năm 2012
- Giá đất tái định cư hộ chính tại các KDC trên địa bàn thành phố
- Chủ trì cuộc họp xem xét các đồ án quy hoạch, các dự án trên địa bàn TP, đồng chí Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo: 15 đầu việc cần phải làm khẩn trương
- THU THUẾ ỦY QUYỀN BÁN NHÀ, ĐẤT: Không thể đánh thuế chồng thuế!
- Ban hành giá tính lệ phí trước bạ nhà trên địa bàn Hà Nội
- Nhà đất đón… dòng tiền mới
- TẠM GIAM ĐỐI TƯỢNG LỪA ĐẢO HƠN 1,6 TỶ ĐỒNG
- Cần phân biệt công chứng - chứng thực trong thực tế
- Bất động sản sẽ bớt khó khăn hơn