Nhu cầu tăng khiến không ít nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến các dự án không gian làm việc chung - mô hình còn khá mới tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, nguồn cung không gian làm việc chung tăng trung bình 58% hàng năm |
Mô hình không gian làm việc chung (coworking space) xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2012 và phát triển chủ yếu tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM.
Đây là dịch vụ cho thuê chỗ làm việc theo giờ, ngày, tuần, tháng (không cố định) cho một hoặc nhiều người, nhằm chia sẻ những tiện ích tối đa về cơ sở vật chất như phòng làm việc, studio, phòng hội nghị, buồng điện thoại, phòng nghỉ, nhà ăn, bếp…
Tổng hợp của CBRE Việt Nam cho thấy, mô hình này bắt đầu thu hút sự chú ý của nhà đầu tư từ năm 2015, với sự ra mắt của chuỗi không gian làm việc chung trong nước như Dreamplex, Toong. Tính đến tháng 6/2017, cả nước hiện có 17 đơn vị vận hành tại 22 địa điểm, trong số các nhà đầu tư này, chỉ có một doanh nghiệp của nước ngoài.
Bà Nguyễn Hoài An nhận xét, đại diện của CBRE Việt Nam, mô hình không gian làm việc chung trên thế giới đang trên đà phát triển với tốc độ trung bình 53%/năm trong vòng 5 năm trở lại đây. Tại Việt Nam, nguồn cung không gian làm việc chung tăng trung bình 58% hàng năm. Sự phát triển của không gian làm việc chung được thúc đẩy một phần bởi sự bùng nổ mạnh mẽ của xu hướng khởi nghiệp.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài duy nhất hiện nay đang triển khai dự án không gian làm việc chung tại Việt Nam là BigWork. Doanh nghiệp này đã triển khai mô hình này tại Thái Lan, Singapore và hiện đang quản lý 2 dự án tại TP.HCM. Đại diện BigWork chia sẻ: “Chúng tôi là đơn vị đầu tiên ở Đông Nam Á cung cấp không gian làm việc đồng thời, với bàn làm việc, văn phòng riêng, phòng họp và phòng hội nghị… Ngoài ra, còn có đầy đủ các dịch vụ như các bữa ăn, đồ uống, cà phê…”.
Bà An nhận định: “Do mô hình này hiện nay vẫn còn khá mới mẻ, đồng thời, các đơn vị vận hành không gian làm việc chung của nước ngoài chưa gia nhập thị trường trong nước, vì thế, ngành kinh doanh này còn nhiều dư địa phát triển và tốc độ dự kiến sẽ còn gia tăng mạnh mẽ trong những năm tới”.
Hầu hết khách thuê đều cho rằng, không gian làm việc chung mang đến sự linh hoạt, sáng tạo và tiện ích đa dạng. Mô hình này cũng là một giải pháp tiết kiệm chi phí so với văn phòng truyền thống. Bên cạnh đó, không gian làm việc chung tại Hà Nội và TP.HCM có mức giá thấp hơn so với các thành phố khác thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vì những lý do này, nó ngày càng trở nên hấp dẫn tại Việt Nam với các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, người làm việc tự do…
Trước nhu cầu ngày càng cao, một số đơn vị vận hành nước ngoài đã và đang có kế hoạch xâm nhập thị trường Việt Nam. Theo một số nguồn tin, Naked Hub, một đơn vị kinh doanh không gian làm việc chung đến từ Trung Quốc dự kiến sẽ ra mắt các địa điểm tại Hà Nội và TP.HCM trong thời gian tới. Trong tương lai, ngoài BigWork, Naked Hub, sẽ có nhiều hơn các thương hiệu quốc tế vào Việt Nam.
Về mặt vị trí, không gian làm việc chung ở Việt Nam nhìn chung không nằm ở các tòa nhà hạng A, do đơn vị vận hành cần giữ giá thuê ở mức hợp lý, mà chủ yếu nằm tại các tòa nhà ở khu vực ngoài trung tâm.
Về phương thức tiếp cận thị trường của các nhà đầu tư ngoại, đại diện CBRE Việt Nam cho rằng, sự xuất hiện của các đơn vị vận hành theo chuỗi sẽ mở đầu cho giai đoạn hợp nhất và các hoạt động sáp nhập, mua lại trong ngành. Điều này sẽ khiến các không gian làm việc chung đang hoạt động kém hiệu quả, hoặc không còn phù hợp, phải đóng cửa, nếu các nhà đầu tư không cải thiện chất lượng dịch vụ.
Khảo sát của CBRE Việt Nam còn cho thấy, 91% số người sử dụng không gian làm việc chung có độ tuổi dưới 35. Tỷ lệ này cao hơn so với trung bình thế giới là 67%.
CBRE đánh giá, không gian làm việc chung tại Việt Nam đang ở giai đoạn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh các chuỗi văn phòng kiểu mới này thu hút nhà phát triển trong và ngoài nước cùng tham gia.
Các bản tin khác
- Sôi động thị trường bất động sản
- Sắp khởi công tổ hợp du lịch, giải trí đẳng cấp tại Đà Nẵng
- Triển khai quy hoạch tổng thể khu vực phía Tây thành phố
- Sửa Thông tư 36 và giải pháp với “tổ kiến lửa”
- Tăng giá trị bồi thường đất thu hồi xây dựng hầm chui đường Trần Phú
- Thu nhập thấp mua nhà thế nào khi hết gói 30.000 tỷ?
- Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng tiếp tục được giải ngân từ ngày 1-6
- Được tháo ‘vòng kim cô’, địa ốc thở phào
- Hoàn thành phần thô toà tháp thứ nhất Dự án Blooming Tower Đà Nẵng
- Cho vay gói 30.000 tỷ đồng: Tạm dừng giải ngân, chờ thông tư hướng dẫn
- Đường Phạm Cự Lượng - Con đường bằng lăng tím
- Nhà tái định cư: Mua khổ, bán cũng khổ
- Nhà phố thương mại lên cơn sốt: Xuất hiện hiện tượng ăn theo, đẩy giá
- Đà Nẵng: Cho phép chuyển nhượng dự án trong các KCN
- Xây dựng phố kinh doanh kiểu mẫu Phan Châu Trinh
- KĐT sinh thái Han River Village: Sống xanh giữa lòng Đà Nẵng
- Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính
- Phòng làm việc: Những điều nên và không nên làm
- BĐS Đà Nẵng "sốt" với khu đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế
- Nghỉ dưỡng giữa lòng thành phố