-Thị trường bất động sản đã đi quá nửa năm 2017 với nhiều chuyển biến so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sự dịch chuyển nguồn cung từ căn hộ cao cấp sang bình dân, cơn sốt đất nền lan rộng là tâm điểm. Điều gì sẽ diễn ra trong nửa cuối năm 2017?
Nguy cơ bong bóng nếu thiếu kiểm soát tín dụng
Theo TS. Đinh Thế Hiển, thị trường bất động sản nửa cuối năm 2017 vẫn là kênh thu hút nhà đầu tư cá nhân, nhưng sẽ phân hóa mạnh và đi vào sự lựa chọn dựa trên nhu cầu và năng lực tài chính của nhà đầu tư.
TS Đinh Thế Hiển cho rằng thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2017 sẽ không có xu hướng rõ rệt, cơ hội sẽ đến theo từng dự án cụ thể. Trong đó, những căn hộ trung, cao cấp có vị trí tốt vẫn là sự lựa chọn hợp lý với những người có năng lực tài chính.
Kịch bản nào cho bất động sản cuối năm 2017? |
Đặc biệt, phân khúc đất nền có thể bị chững lại khi nhà đầu tư thấy khả năng khai thác khó. Bởi lẽ, dân đầu tư sẽ tốn nhiều công sức, tiền bạc nhưng không cho thuê được vì nhu cầu cho thuê đối với đất nền sau xây dựng không cao.
Riêng nhà phố khu trung tâm tiếp tục ổn định giá trị do dịch vụ tốt và không bị kẹt xe. Thị trường căn hộ vẫn thích hợp với đầu tư và cho thuê do sinh lời nhanh hơn.
Về nguy cơ xảy ra bong bóng, TS Đinh Thế Hiển nói rằng nếu có nguy cơ thì nó nằm trong khoảng giữa căn hộ và biệt thự biển, với việc ngân hàng cho vay quá cao. Cuối cùng, những người mua với giá vay cao như vậy nhưng không có khả năng trả nợ sẽ tạo ra bong bóng bất động sản.
“Trong khoảng 2015 - 2016, tỷ lệ bán căn hộ, condotel, biệt thự rất lớn do ngân hàng cho vay với tỷ lệ 70 - 80%. Chuyện đất nền vùng ven không có sự tham gia của ngân hàng, mà ngân hàng không cho vay nên không có nguy cơ xảy ra bong bóng. Nguy cơ của 2017 - 2018 có thể có, vì một nền kinh tế có sự phục hồi chưa được bao lâu, những dấu hiệu phục hồi còn khó khăn nhưng vốn đổ dồn vào bất động sản rất lớn. Nửa cuối năm 2017 - 2018, số dự án căn hộ tung ra rất lớn, do đó nếu ngân hàng không cẩn thận trong dòng tiền tín dụng thì có nguy cơ xảy ra bong bóng”, ông Hiển nói.
Thời gian bùng nổ căn hộ siêu sang
Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn Đầu tư Bất động sản Việt An Hòa nhận định, nửa cuối năm 2017 sản phẩm tung ra chào bán sẽ ít hơn, căn hộ dưới 1,5 tỷ đồng vẫn là sự lựa chọn tốt nhất. Nhà phố 2 tỷ vẫn hút khách. Dự kiến giá nhà phố trong năm 2017 tăng 10 - 15%.
Đáng chú ý, nửa cuối năm 2017 sẽ là thời gian bùng phát căn hộ siêu sang tọa lạc tại những vị trí như trung tâm thành phố, Phú Mỹ Hưng, Thủ Thiêm. Phân khúc này chiếm 3% thị phần. Đặc biệt, sẽ có những căn hộ giá 7.000 - 10.000 USD/m2.
Đối với bất động sản nghỉ dưỡng, đa số chủ đầu tư còn cam kết lợi nhuận ít nhất cũng 3 năm. Và đa số các dự án đều bàn giao 2017 - 2018 nên bất động sản nghỉ dưỡng vẫn đang là kênh đầu tư hấp dẫn.
Tuy nhiên, việc cam kết lợi nhuận có thể đang biến tướng, bất kỳ dự án nào cũng cam kết mặc dù ở những vị trí không tốt hoặc khai thác không hiệu quả. Khách hàng đang bắt đầu nhận ra điều này nên thị trường này sẽ chững lại một thời gian nhất định nào đó trong năm.
“Nhìn chung 2017 là một năm thị trường bất động sản chuyển mình theo chất hơn là lượng. Sự kiểm soát chặt chẽ hơn về cho vay bất động sản cũng phá vỡ nguyên tắc khi hầu hết nợ vay là của các đại gia lớn hoặc lợi ích nhóm của ngân hàng. Ngược lại, với các ngân hàng trong năm trước thì các quỹ đầu tư nước ngoài đang thích thú rót vốn vào bất động sản ở Việt Nam trong thời điểm này”, ông Quang nhận định.
Thị trường tiếp đà tăng trưởng chậm lại
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định thị trường nửa cuối năm 2017 vẫn còn nằm trong chu kỳ tăng trưởng, nhưng sẽ tiếp tục xu thế chững lại so với năm 2016.
Theo ông Châu, trong giai đoạn cuối 2017 - 2020, thị trường sẽ có sự điều chỉnh lớn để giải quyết tình trạng lệch pha cung - cầu hiện nay, giúp cho thị trường trở lại hướng phát triển lành mạnh, bền vững hơn.
Thị trường sẽ có sự chuyển hướng mạnh sang phân khúc thị trường bất động sản có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thật của đa số người có thu nhập trung bình, có thu nhập thấp.
Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A) sẽ phát triển mạnh hơn trước đây, nhất là sau thời điểm 15/8/2017 (ngày Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu có hiệu lực thi hành).
Đặc biệt, ông Châu cho rằng quy mô thị trường bất động sản TP.HCM sẽ vượt ra khỏi ranh giới hành chính trong "vùng đô thị TP.HCM", nhất là tại các huyện giáp ranh thành phố.
Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại là thị trường đã xuất hiện một số yếu tố tiềm ẩn rủi ro trên như hiện tượng lệch pha cung - cầu, có sự gia tăng mạnh các nhà đầu tư thứ cấp. Bên cạnh đó là nguồn cung tín dụng có xu hướng tập trung vào một số tập đoàn lớn đầu tư vào phân khúc bất động sản cao cấp, nghỉ dưỡng.
Diệu Thủy
Theo Vietnamnet
Các bản tin khác
- Nhiều người ký tên: Nơi chứng, nơi không
- Cầu đi bộ hình “Vỏ sò” trên sông Hàn
- Thành phố Đà Nẵng: Sửa đổi, bổ sung một số nội dung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- “Phá băng” bất động sản: Giảm nhanh lãi suất cho vay
- DẤU ẤN THÀNH PHỐ NĂM 2012: InterCon - bản giao hưởng trước biển
- Giá đất Đà Nẵng năm 2013: cao nhất 40,32 triệu đồng/m2
- “Phá băng” bất động sản: Giá phải giảm thêm
- Phải bảo đảm giải quyết hồ sơ đất cho nhân dân đúng hạn, đúng qui định
- KÍCH HOẠT BẤT ĐỘNG SẢN
- Xúc tiến triển khai dự án khơi thông sông Cổ Cò
- Bất động sản 2012 và 10 dấu ấn
- Chính phủ sẽ ra nghị quyết cứu bất động sản
- Lo “sốt vó” đến kỳ trả nợ ngân hàng
- Bất động sản sẽ được cứu bằng giải pháp tài chính
- Doanh nghiệp BĐS bung hàng “vét” nguồn kiều hối cuối năm
- 2 kịch bản sinh tử cho bất động sản
- Vua đầu bếp Michel Roux khai trương nhà hàng tại Đà Nẵng
- Tín dụng cho BĐS năm 2013 có gì mới?
- Công bố các dự án quy hoạch trên địa bàn thành phố
- “Rã đông” bất động sản bằng lãi suất