-Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực về lượng khách du lịch. Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng trong những năm tới đang phải đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung và sự phụ thuộc về nguồn du khách.
Đó là nhận định của Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương về tổng quan thị trường bất động sản nghỉ dưỡng và Cơ hội tại Việt Nam.
Theo Savills Hotels, trong năm 2016, Việt Nam đạt 10 triệu lượt khách quốc tế, tăng trưởng 26% so với năm 2015. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế tới Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng để tăng trưởng. Thái Lan đã đạt được mức 10 triệu lượt khách quốc tế từ năm 2001 và đã đạt 32,5 triệu lượt khách trong năm 2016, trong khi đó Malaysia đạt được mốc 10 triệu lượt khách vào năm 2000 và đạt 26,8 lượt khách trong năm 2016. Có thể thấy lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực.
Về mặt dài hạn, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực, mức độ tăng trưởng lũy kế hàng năm đạt 12,1% trong giai đoạn 2010 – 2016. Trong khi đó, Thái Lan đạt mức tăng trưởng 12,7%, Philippines đạt 9,2% và Indonesia đạt 7,5%.
Ngoài những yếu tố thuận lợi cho ngành bất động sản nghỉ dưỡng tại Viêt Nam, Savills Hotels cũng chỉ ra những yếu tố rủi ro đối với thị trường này. Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào một vài nguồn khách. Năm 2016, chỉ với 2 nguồn thị trường đã chiếm 42% tổng lượng khách quốc tế, trong đó Trung Quốc chiếm 27% và Hàn Quốc chiếm 15%. Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có nhiều những chính sách để đa dạng hóa nguồn khách quốc tế và do đó vẫn phải chịu rủi ro về sự bất ổn của các thị trường này.
Mặt khác, đối với thị trường “Ngôi Nhà Thứ Hai” tại Nha Trang, Cam Ranh, Đà Nẵng và Phú Quốc, nguồn cầu và nguồn cung đang gặp phải những thách thức lớn. Tại các thị trường này, nếu chỉ tính đến nguồn cung trong tương lai có khả năng đi vào hoạt động trong phân khúc từ hạng trung đến cao cấp, nguồn cung sẽ tăng gần 30% trong mỗi năm trong giai đoạn ba năm tới. Dự kiến, hoạt động kinh doanh tại các thị trường này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong những năm tới mặc dù mức độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế & khách nội địa vẫn khá ổn định.
Hầu hết các dự án “Ngôi Nhà Thứ Hai” đều đạt được thành công nhất định trong việc chào bán trên thị trường. Tuy vậy, đa số các dự án này vẫn trong quá trình xây dựng và chưa được đưa vào vận hành.
Ngoài ra, rất nhiều chủ đầu tư đưa ra mức cam kết lợi nhuận cao, làm tăng đáng kể mức độ rủi ro cho cả chủ đầu tư và người mua. Vì vậy, các chủ đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn hoạch định ban đầu, xem xét kỹ lưỡng các rủi ro của việc cam kết lợi nhuận, tính đến sự biến động của thị trường và các xu hướng bất động sản nghỉ dưỡng trong tương lai. Đặc biệt, các chủ đầu tư cần phải hoạch định cẩn trọng trong việc quản lý, vận hành để đảm bảo hiệu quả tài chính khi đưa dự án vào hoạt động.
Quốc Tuấn
Theo Vietnamnet
Các bản tin khác
- Đà Nẵng: Cất nóc khu phức hợp cao cấp DITP TOWER
- Cơ hội mới cho bất động sản công nghiệp
- Phê duyệt nhiều dự án công cộng phục vụ người dân
- Quy hoạch mở rộng Công viên APEC
- Ủn ỉn BBQ: không chỉ để thưởng thức đồ nướng
- Phát triển du lịch phía Tây Bắc: Chưa khai thác hết tiềm năng
- Thu hồi dự án khu du lịch Hòn Ngọc Á Châu làm công viên ven biển
- Cần khai thác cảnh quan đường Thăng Long
- Kinh nghiệm đầu tư nhà cho người nước ngoài thuê
- Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ bố trí hơn 3.400 tỉ đồng triển khai giai đoạn 1 cảng Liên Chiểu
- Bất động sản lại vào mùa tặng nhà, tặng xe...
- Thành lập Trung tâm Quản lý và Khai thác nhà Đà Nẵng
- Nhộn nhịp ở phố chuyên doanh điện tử, kỹ thuật số
- Phố bích họa mới giữa lòng Đà Nẵng
- Dự báo mới về thị trường bất động sản
- Không phát triển dự án tái định cư và nhà ở công vụ
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Quy hoạch cảng Liên Chiểu theo hướng hiện đại
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xây dựng cảng Liên Chiểu là vấn đề cấp bách, cần thiết
- Chuỗi thương hiệu bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp Risemount vươn tầm ra thế giới
- Đề nghị bố trí vốn đầu tư dự án cảng Liên Chiểu