Dựa trên báo cáo của các địa phương và số liệu thu thập được tới thời điểm hiện tại, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, 7 tháng đầu năm 2012, vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 8,03 tỷ USD, bằng 66,9% so với cùng kỳ 2011.
7 tháng đầu năm, tổng vốn FDI vào các dự án bất động sản đạt 1,61 tỷ USD7 tháng đầu năm, tổng vốn FDI đầu tư cấp mới và tăng thêm vào các dự án bất động sản đạt 1,61 tỷ US |
Trong đó, tính đến ngày 20/7/2012 cả nước có 584 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 5,2 tỷ USD, bằng 55,9% so với cùng kỳ năm 2011. Đồng thời, có 231 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 2,83 tỷ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2011.
Cũng trong 7 tháng đầu năm, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 6,25 tỷ USD, bằng 99,2 % so với cùng kỳ năm 2011.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 258 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 5,50 tỷ USD, chiếm 68,5% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 7 tháng.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,61 tỷ USD, chiếm 20,1% vốn đầu tư.
Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa, với 102 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 314,2 triệu USD, chiếm 3,9%. Tiếp theo là lĩnh vực vận tải, kho bãi; y tế và trợ giúp xã hội với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 198,1 triệu và 83,8 triệu USD.
Tính đến 20/7, Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với 1,8 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 27,6% tổng vốn đầu tư. Đồng Nai đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 956,8 triệu USD, chiếm 18,1%. Hải Phòng đứng thứ 3 với 897,6 triệu USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm.
Trong khi đó, 7 tháng qua, Việt Nam đã có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 4,29 tỷ USD, chiếm 53,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam...
Xuất khẩu của khu vực FDI, kể cả dầu khí, trong 7 tháng đầu năm 2012 dự kiến đạt 39 tỷ USD, tăng 36,6% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 62% kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, nhập khẩu của khu vực này tính đến tháng 7/2012 đạt 32,9 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 52,2% kim ngạch nhập khẩu.
Tính chung 7 tháng, khu vực FDI đã xuất siêu 6,1 tỷ USD.
Các bản tin khác
- Thị trường đất nền: giao dịch giảm, giá không giảm
- 19/06/2018 10:02 AM Ngày 29/6: Hội thảo “Sốt bất động sản – cơ hội và rủi ro”
- Phía sau chiến lược “khác biệt” của dòng bất động sản “đại chúng” của First Real
- 8.600 tỷ đồng đầu tư dự án đô thị đại học Đà Nẵng
- Đẩy nhanh tiến độ lập đồ án quy hoạch phân khu Khu đô thị ĐH Đà Nẵng
- Lập quy hoạch một số dự án quan trọng
- Hoa Kỳ và Ý vào chung kết Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2018
- Cung hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng - khơi nguồn cảm hứng từ đại dương
- 14/06/2018 7:47 AM 5 điểm nhấn của thị trường bất động sản 5 tháng đầu năm 2018
- Chững cung bất động sản, thị trường xuất hiện đầu cơ thổi giá
- Homeland Central Park – Khu đô thị đẳng cấp bên hồ
- Bùng nổ condotel, thách thức lớn đang ở phía trước
- Giải mã bài toán “ăn tiền” của bất động sản công nghiệp
- Đã đến thời lên ngôi của bất động sản miền Trung?
- Đà Nẵng đến năm 2030 sẽ thế nào?
- Vốn ngoại tiếp tục đổ mạnh vào bất động sản
- 3 lựa chọn đầu tư khi đất nền chững lại
- Tám kiến nghị “cởi trói” phân khúc condotel
- Làm thế nào để đầu tư bất động sản đạt lãi cao?
- Đất nền vùng ven: “Sóng” đi cùng với rủi ro