Cũng như bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào thời @, làm bất động sản ngày nay được ví như làm dâu trăm họ, bởi sẽ đối mặt với cả hai mặt tốt - xấu mà sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội mang lại.
Nhân viên của một dự án đang tư vấn cho khách hàng. Ảnh: Minh Hải
Cảnh làm dâu trăm họ
“Đồng tiền liền khúc ruột” là câu nói chính xác nhất diễn tả sự quan tâm của các chủ sở hữu đối với một tài sản giá trị lớn như căn hộ, ngôi nhà của mình. Do đó, khi bỏ ra một khoản tiền tới vài tỷ đồng, khách hàng có quyền đưa ra các yêu cầu khắt khe và luôn đòi hòi sự quan tâm đến từng chi tiết nhỏ nhất của sản phẩm mà mình sẽ nhận về.
Điều này lý giải vì sao, hầu hết các dự án chung cư đều “có chuyện” với cư dân, nhất là trong giai đoạn bàn giao. Theo thông tin của một nhà đầu cơ bất động sản chuyên nghiệp tại Hà Nội, đa phần dự án khi bàn giao nhà, cư dân thường chưa hài lòng với chủ đầu tư.
Các khiếu nại thường liên quan đến các vấn đề lớn như chất lượng công trình, thiết kế căn hộ, diện tích dành cho cảnh quan, khuôn viên, cho đến các vấn đề nhỏ như gạch lát sân quảng trường màu sáng quá, cây xanh tại dự án không phải là cây cổ thụ như khách hàng hình dung…
Dự án nào chủ đầu tư và cư dân tìm được tiếng nói chung bằng con đường hoà giải, thoả thuận, đàm phán theo nguyên tắc “có sai thì sửa, có lỗi thì xin lỗi, bồi thường, khắc phục thoả đáng” thì mọi việc khá êm thấm, yêu cầu của cư dân cũng đạt được mà không xảy ra hiện tượng căn hộ bị mất giá, mất thanh khoản. Kết cục này là đẹp nhất, cả chủ đầu tư lẫn cư dân đều ít bị thiệt hại nhất.
Trường hợp còn lại là khi cư dân và chủ đầu tư không tìm được tiếng nói chung, cư dân căng băng rôn hoặc khiếu kiện tới truyền thông và các cơ quan quản lý nhà nước, thậm chí gửi đơn cho cơ quan công an tố cáo chủ đầu tư làm sai so với cam kết, quảng cáo.
“Kết quả của các trường hợp này đều là căn hộ xuống giá, dự án giảm sút trầm trọng hoặc mất hẳn tính thanh khoản. Đôi bên cùng thiệt hại nặng nề”, một nhà đầu tư khẳng định.
Nguyên nhân rất dễ hiểu, bởi không ai muốn mua hay ở một căn hộ nằm trong dự án toàn dính lỗi rồi kiện tụng căng thẳng. Yếu tố “an cư” đã mất hẳn ở những dự án này và sở hữu một sản phẩm như vậy - phần thua nhận về với khách hàng là chắn chắn. Nếu ở thời trước, khi công nghệ thông tin - phương thức truyền tin của các phương tiện thông tin đại chúng và các mạng xã hội chưa phát triển thì sự lan truyền thông tin xấu này bị hạn chế. Thời đại ngày nay, đôi khi chỉ cần là một dòng trạng thái hay một hình ảnh hay clip… được tung lên Facebook, Youtube hay mạng xã hội nào đó, lập tức thông tin lan truyền với tốc độ chóng mặt mà đôi khi người trong cuộc cũng không lường hết được cả mặt tốt và mặt xấu của nó.
Đôi khi không phải “tại anh” mà là “tại ả”
Đứng về phía cư dân, nếu chủ đầu tư tốt, sản phẩm không có lỗi, đương nhiên họ không đấu tranh. Tuy nhiên, cũng có câu, không làm thì không lỗi, làm thì đương nhiên không tránh được lỗi. Do đó, vấn đề mấu chốt lại chính là lỗi đến mức độ nào và cách giải quyết giữa hai bên ra sao.
Dưới khía cạnh truyền thông, điều đó chính là mức độ kiểm soát sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội đối với việc giải quyết mâu thuẫn của mỗi bên sao cho đôi bên cùng hài lòng.
Đã có những trường hợp, có những cư dân thành lập các hội kín, hội mở trên mạng xã hội về dự án, ngoài mục đích chính đáng là cập nhật các thông tin, tiến độ, tình hình bàn giao, các thủ tục liên quan đến căn hộ và dự án, thì còn nhằm mục đích gây sức ép với chủ đầu tư để đạt được các thỏa thuận riêng của mình. Cũng có trường hợp nhiều dự án chất lượng, chủ đầu tư đã nỗ lực hết mình trong việc cho ra đời các sản phẩm tốt và được hầu hết cư dân hài lòng tin tưởng, nhưng vẫn có một số đối tượng “lợi dụng” danh nghĩa đại diện ban liên lạc cư dân để đưa ra những đòi hỏi cho cá nhân. Một chủ đầu tư dự án ở khu vực Bắc Từ Liêm cũng đã từng rất bức xúc với việc trong group cư dân, có admin chỉ ưu tiên duyệt những bài và ý kiến tiêu cực, tạo và định hướng dư luận, gây kích động nhằm mục đích đưa ra điều kiện trao đổi với chủ đầu tư nhằm đạt được lợi ích cá nhân của mình.
Thế mới nói, về bản chất sâu xa của từng vụ việc, chỉ có người trong cuộc với hiểu rõ, đôi khi chủ đầu tư cũng rơi vào cảnh “bị hại” và phải tìm cách khéo léo để vừa không ảnh hưởng uy tín, thương hiệu của mình, vừa không bị khống chế bởi những lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm.
Do đó, trên thực tế, nhiều cư dân tại dự án trên đã phải đồng loạt kêu trời với chủ đầu tư rằng: “Chúng tôi không muốn bị lợi dụng danh nghĩa để “đấu tranh” vì lợi ích của người khác, chủ đầu tư hãy cứ tập trung cao nhất vào việc xây dựng và hoàn thiện để cho ra đời các sản phẩm tốt nhất”.
Theo phát biểu trên báo chí mới đây của luật sư Trương Anh Tú, Đoàn luật sư TP. Hà Nội, khi việc “đấu tranh” của cư dân nếu tạo ra góc nhìn xã hội không đúng về dự án thì việc ảnh hưởng tới hình ảnh của chủ đầu tư chỉ là một phần, phần thua thiệt còn lại sẽ rơi và chính người mua, người ở tại dự án đó.
Các bản tin khác
- Nhớ xem tuổi khi mua nhà ở chung cư
- Khu đất "vàng" thành dự án "nóng"
- Quy định giá đất tái định cư Khu dân cư An Trung
- Kiến tạo cảnh quan có tính biểu tượng và bản sắc
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình
- 20 tình huống tranh chấp phổ biến khi mua bán nhà
- Bữa tiệc giải trí đẳng cấp ra mắt Cocobay Đà Nẵng
- Ngân hàng Nhà nước: Lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm
- 8 loại giấy tờ, thủ tục người mua bất động sản cần chuẩn bị
- Thị trường bất động sản: Kỳ vọng gì ở những “tay chơi” mới
- Khánh thành Trường Đại học Mỹ tại Việt Nam
- Khởi công dự án mở rộng Cảng Tiên Sa giai đoạn 2
- 20 tình huống tranh chấp phổ biến khi mua bán nhà
- Lãi suất 4,8% mua nhà ở xã hội: Ai được vay?
- Những thương vụ M&A bất động sản "khủng" trong quý II/2016
- Chính thức gỡ rối cho gói 30.000 tỉ đồng
- Cập nhật tên thừa kế, bán nhà duy nhất vẫn phải nộp thuế
- Liên thông giảm thủ tục cho dân
- Trắng tay vì mua nhà đất bằng “giấy tay”
- Cần minh bạch thông tin dự án thế chấp nhiều hơn