Mua nhà là chuyện cả đời, vì thế mà không ai mong muốn mình rơi vào cảnh phải mua phải những căn hộ cơi nới, chuyển đổi công năng trái phép của chủ đầu tư.
Mua nhà ở những dự án xây vượt tầng, người mua nhà sẽ khó được cấp sổ đỏ. Ảnh: Dũng Minh |
Thế nhưng, làm cách nào để nhận diện được những căn hộ cơi nới, chuyển đổi công năng trái phép lại không phải là điều dễ dàng.
Hầu hết người đi mua căn hộ, bao gồm mua để đầu tư hay mua để ở đều có sự thận trọng, kiểm tra, nghiên cứu rất kỹ căn hộ mình định mua, nhất là trong bối cảnh “vàng thau lẫn lộn” như hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người mua phải căn hộ chung cư sai phép, bởi họ không được tư vấn kỹ về pháp lý của dự án, còn chủ đầu tư, phần lớn là không chủ động công bố hồ sơ pháp lý, mà thường chỉ đưa ra các tiện ích, dịch vụ của dự án để hút người mua.
Thời gian qua, các vụ khiếu kiện, tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư liên quan đến việc chủ đầu tư xây dựng sai phép liên tục diễn ra tại các chung cư trên địa bàn Hà Nội như Capital Garden, Golden West…
Trao đổi với phóng viên, một luật sư từng tư vấn cho nhiều khách hàng tại TP.HCM kiện chủ đầu tư đòi quyền lợi cho biết, căn hộ cơi nới là cách nói chung, chỉ những sản phẩm, dự án xây dựng sai phép, nhưng cũng có nhiều dạng với những rủi ro, hậu quả khác nhau.
Những căn hộ thuộc diện cơi nới, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của chủ đầu tư sẽ quyết định sự tồn tại hoặc phá dỡ toàn bộ vi phạm. Trong đó, với trường hợp xây thêm tầng, hiện chính quyền các địa phương đang có xu hướng xử lý triệt để, bằng việc buộc chủ đầu tư tháo dỡ phần sai phạm, không chấp nhận cho chủ đầu tư nộp tiền để tồn tại. Nếu mua phải những căn hộ này, nhiều khả năng khách hàng sẽ không nhận được nhà.
Còn theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty luật SBLaw, việc nhận diện căn hộ cơi nới là vấn đề quan trọng đối với người mua, nhưng có sự khác nhau giữa mua để đầu tư và mua để ở.
Với nhà đầu tư lướt sóng, dù cũng đề phòng rủi ro, nhưng với đặc điểm là mua nhanh, bán nhanh trong thời gian ngắn để kiếm lời, nên thường dễ chấp nhận rủi ro hơn là người mua nhà để ở và khi có rủi ro, cách xử lý của họ là đẩy hàng ra nhanh để tránh rủi ro.
Còn với người mua nhà để ở, thường là người gắn bó lâu dài với dự án, nên cần phải trang bị cho bản thân những kỹ năng nền tảng để phòng tránh rủi ro khi mua nhà chung cư.
Theo ông Hà, có 2 dạng căn hộ cơi nới là xây vượt tầng, hoặc nới theo chiều ngang và chuyển đổi công năng các tầng thương mại, kỹ thuật, diện tích chung… thành căn hộ để bán.
Với dạng thứ nhất, để phát hiện các trường hợp nới tầng, khách không nên chủ quan là chỉ có những người mua các tầng phía trên cùng mới gặp phải trường hợp cơi nới, bởi cũng có trường hợp chủ đầu tư nới tầng ở phần khối đế công trình. Trường hợp này, người mua cần chú ý đến số tầng của công trình và so sánh với văn bản phê duyệt dự án, phê duyệt quy hoạch và hồ sơ thiết kế.
Đối với kiểu nới mặt bằng tầng thường ít xảy ra hơn do các chủ đầu tư đã tận dụng tối đa không gian để thiết kế cho nhiều sản phẩm căn hộ. Vi phạm này thường rơi vào việc cơi nới về diện tích sân vườn đối với các căn hộ penthousetại tầng áp mái.
Với dạng thứ hai, khả năng công nhận quyền sở hữu nhà cho người mua còn khó hơn dạng thứ nhất. Đây cũng là trường hợp mà nhiều khách hàng gặp phải hiện nay và gây nên nhiều tranh chấp, khiếu kiện giữa chủ đầu tư và khách hàng.
Trường hợp này, để phát hiện, người mua cũng cần kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án, nhưng cũng có thể phát hiện qua những thay đổi quảng cáo, giới thiệu trước đây về dự án của chủ đầu tư. Các dự án này, do việc yếu kém trong việc nghiên cứu thị trường, định vị sản phẩm hoặc xu hướng của thị trường, nên chủ đầu tư phải thay đổi dạng sản phẩm nhằm mục đích bán hết được sản phẩm của mình khi chưa thực hiện thủ tục chuyển đổi, hoặc chưa được cơ quan nhà nước chấp thuận phê duyệt.
Hiện nay, với quy định bảo lãnh ngân hàng với các dự án hình thành trong tương lai cũng giúp khách hàng bớt nhiều rủi ro do ngân hàng cần phải thẩm định kỹ dự án trước khi cấp bảo lãnh cho người mua, mặt khác cho dù lọt lưới nhưng vẫn mua phải căn hộ cơi nới thì người mua vẫn dễ dàng đòi lại được tiền hơn khi phát hiện trước khi nhận bàn giao.
Theo Tin Nhanh Chứng Khoán
Các bản tin khác
- Đột phá từ khai thác quỹ đất
- Lãi suất cho vay vẫn khó giảm, vì sao?
- Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất một số trường hợp
- Phong thủy: Bài trí phòng ngủ thế này, vợ chồng trăm năm hạnh phúc
- Sở hữu đất biển trục Tây Bắc Đà Nẵng từ 230 triệu đồng
- 10 ôtô bán chạy nhất tháng 11/2016
- “Cú đấm” nhà giá thấp
- Trồng cây theo phong thủy để hút tài lộc
- Khu vườn ấn tượng với con đường đá nghệ thuật
- Bố trí hồ nước, sông đào tại dự án bất động sản ra sao cho hợp phong thuỷ?
- Thị trường căn hộ cao cấp: "Cuộc đua" chưa có điểm dừng
- Alphanam cam kết lãi tới 700 triệu/năm tại dự án Luxury Apartment
- Xây dựng chính sách phát triển quy hoạch đô thị bền vững, thân thiện môi trường
- Đà Nẵng sẽ có quảng trường trung tâm sát bờ sông Hàn
- Thi tuyển quy hoạch, kiến trúc Quảng trường trung tâm Đà Nẵng
- Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Đà Nẵng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chia sẻ kinh nghiệm hoạch định chính sách phát triển
- Doanh nghiệp bất động sản đang làm gì cho cuộc chơi lớn?
- Đến Bà Nà Hills, đón giáng sinh diệu kỳ
- Nợ tiền sử dụng đất, có được bán đất?
- Chuẩn mực condotel 5 sao trong khu nghỉ dưỡng Naman Retreat