Nhiều chiêu lừa mới đã diễn ra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian gần đây, từ việc mua hàng, chuyển hàng đến lừa đảo qua Yahoo chat... Không ít người “sập bẫy” với những kiểu lừa này.
Anh Huỳnh Đình D. (SN 1970, trú phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ), chủ garage D.T. ở khu vực tổ 12, phường Hòa An (quận Cẩm Lệ) vẫn chưa quên được mình bị lừa. Khoảng 7 giờ ngày 26-3-2012, có một thanh niên điện vào số di động của anh, giới thiệu đang ở Gia Lai, cần mua hộp số ô-tô với giá 18 triệu đồng. Theo yêu cầu của khách, anh D. phải cho người mang hàng đến lắp đặt tận nơi. Thấy giá cả hợp lý, anh D. đồng ý.
Khoảng 12 giờ cùng ngày, khách lại gọi cho anh D., thông báo đặt mua hộp đen ô-tô tại Đà Nẵng, nhờ anh nhận giúp và chuyển kèm hộp số đặt mua trước đó. Khách nhờ anh D. trả cho người mang hộp đen đến số tiền 4,2 triệu đồng và hứa sẽ thanh toán lại sau khi nhận được hàng tại Gia Lai. 17 giờ, một thanh niên mang một hộp giấy dán kín, bên ngoài có ghi đầy đủ thông tin người nhận và nói anh D. chuyển lên cho khách ở Gia Lai. Được thông báo trước nên anh D. không mảy may nghi ngờ, nhận hàng và đưa cho người thanh niên này 4,2 triệu đồng. Ngày hôm sau, anh D. cho người mang hộp số cùng hộp đen lên Gia Lai nhưng không thể tìm được địa chỉ khách cần mua hàng. Gọi vào số di động liên lạc trước đó thì không có tín hiệu. Mở gói hàng khách bảo là hộp đen ra xem thì phát hiện bên trong có 2 ổ cứng và một bộ nguồn máy vi tính cũ. Lúc đó, anh D. mới biết mình đã bị lừa. Cùng thời gian này, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có gần 15 nạn nhân “sập bẫy” theo cách lừa đảo này.
Mới đây nhất, vào giữa tháng 7-2012, khi anh T. đỗ xe trên địa bàn quận Thanh Khê thì một người tự giới thiệu là tài xế xe tải bị hỏng máy trên đèo Hải Vân và nhờ anh T. lên chở hàng giúp. Thấy giá cả hợp lý và là đồng nghiệp nên anh đồng ý. Tuy nhiên sau đó, anh T. tiếp tục nhận điện thoại của tài xế này báo sẽ có xe thồ chở đến một bao nilon và nhờ anh chở kèm theo giúp. Tuy nhiên, tài xế của chiếc xe bị hỏng máy này không quên nhờ anh gửi cho xe thồ 4.350.000 đồng, sau đó lên đèo sẽ thanh toán luôn. Khi anh T. điều khiển xe lên đèo Hải Vân thì không thấy xe nào hư hỏng, điện thoại thì số máy không liên lạc được. Biết mình bị lừa, anh trình báo sự việc với Công an quận Thanh Khê và Võ Thành Đạt (SN 1957, trú tổ 28, phường An Khê, quận Thanh Khê) đã bị bắt giữ.
Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Kiều Văn Vương, Đội phó phụ trách Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Thanh Khê, cho biết thời gian qua, một số hình thức lừa đảo như vậy đã bị lực lượng Công an bắt giữ nên những đối tượng như Võ Thành Đạt đã dùng thủ đoạn mới hơn nhằm đánh vào lòng tin của tài xế xe tải. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng chục trường hợp tài xế xe tải rơi vào bẫy của Đạt.
Một hình thức lừa đảo khác là thông qua yahoo chat. Chị T. (trú quận Thanh Khê) khi đăng nhập vào yahoo chat của mình thì một người bạn thân trò chuyện với chị. Người này bảo điện thoại hết tiền nên nhờ chị T. mua card nạp giúp và sẽ thanh toán lại. Chị T. không mảy may nghi ngờ nên mua card mệnh giá 200.000 đồng để nạp cho bạn. Nhiều lần như vậy, chị T. nạp cho bạn chat của mình các card điện thoại từ 200.000-500.000 đồng với tổng số tiền lên đến 20 triệu đồng. Rồi chị T. liên lạc điện thoại với bạn thân có nick mà mình thường chat thì hóa ra người chat không phải là bạn thân của mình.
Tương tự, chị H. (trú quận Hải Châu) quen một người bạn ở nước ngoài và thường trò chuyện qua mạng. Thông qua chat, người bạn đó cho biết chuẩn bị về Việt Nam nên nhờ chị H. mua card để nạp điện thoại. Khi số tiền mua card lên đến 15 triệu đồng, chị H. nóng lòng liên lạc với người bạn của mình thì mới biết người bạn này lâu nay không có ý định về Việt Nam và cũng không nhờ chị nạp card điện thoại. Biết bị lừa, chị H. đã trình báo sự việc với cơ quan Công an.
Trung tá Kiều Văn Vương và Đại úy Trần Văn Quang - Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Sơn Trà cho biết, thời gian gần đây, nhiều đối tượng đã lợi dụng yahoo chat để bẻ khóa mật mã, sau đó chat, tạo niềm tin cho bạn chat rồi thực hiện hành vi lừa đảo bằng hình thức nạp card. Có những người nạp số tiền lên đến hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, đấu tranh với loại tội phạm này không đơn giản bởi không có thông tin về đối tượng lừa đảo. Khi giao dịch nạp card, kẻ lừa đảo chỉ dùng sim rác, sau đó bắn đi cho nhiều sim, hoặc dùng mã thẻ rồi đến tiệm điện thoại để bán lại. Vì vậy, với loại tội phạm này chủ yếu là phòng ngừa, điều quan trọng nhất là người sử dụng nick chat phải thay đổi mật khẩu thường xuyên, khi online với người thân cũng cần phải cảnh giác.
Bài và ảnh: TRƯỜNG SƠN
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Đà Nẵng: Giải tỏa 9 khu tập thể xuống cấp nghiêm trọng
- Đẩy mạnh mô hình hợp tác công-tư
- Chọn mua chung cư giá rẻ, những tiêu chí vàng không phải ai cũng biết
- Tránh mua hoặc xây nhà chữ T nếu muốn giàu sang
- Khởi động nghiên cứu tiền khả thi dự án cảng Liên Chiểu
- BÍ THƯ THÀNH ỦY NGUYỄN XUÂN ANH LÀM VIỆC VỚI SỞ XÂY DỰNG: Nâng tầm quy hoạch phát triển đô thị hiện đại, bền vững
- Hơn 70% căn hộ Coco Skyline Resort có chủ ngay sau ngày mở bán
- 15 kiểu nhà tuyệt đối không nên mua kẻo rước họa
- Bất động sản Đà Nẵng: Hút giới đầu tư các dự án ven sông Cổ Cò
- Bất động sản du lịch và giải trí - tại sao không?
- Luxury Beach - Đà Nẵng City sắp ra mắt khách hàng Hà Nội
- 9 sai lầm thường gặp khi mua bất động sản lần đầu
- Lý do bất động sản condotel hấp dẫn nhà đầu tư
- Bắt tay Indochina Capital, Kajima toan tính gì với bất động sản Việt Nam
- Người trẻ băn khoăn bài toán mua nhà
- Bất động sản Đà Nẵng: Phân khúc khách sạn, nghỉ dưỡng tiếp tục "nóng"
- Đà Nẵng xếp thứ 2 các đô thị ven biển về đầu tư biệt thự nghỉ dưỡng
- Hơn 80% khách hàng mua BĐS nghỉ dưỡng Đà Nẵng đến từ Hà Nội
- Bí mật của những “ông trùm” bất động sản du lịch giải trí
- Sun Group sắp chính thức giới thiệu dự án lớn tại trung tâm Hà Nội