Sông Cổ Cò gắn liền với lịch sử phát triển của vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng, nay cũng là khu vực được đầu tư phát triển giao thông thủy và đô thị mới kết nối Đà Nẵng - Hội An. Sự phát triển của đô thị đang phá vỡ cảnh quan sông Cổ Cò nếu không kịp thời kiểm soát, quản lý.
Các quy hoạch của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đều đề cập việc khơi thông nạo vét sông Cổ Cò và quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới ven sông. Trong các quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng được Chính phủ phê duyệt vào năm 2002 và 2013 đều xác định đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và khơi thông dòng sông Cổ Cò. Về phía tỉnh Quảng Nam, trong quy hoạch khu đô thị mới Điện Bàn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng ghi nhận vai trò của sông Cổ Cò.
Hiện đoạn tuyến sông Cổ Cò phía thành phố Đà Nẵng đã được nạo vét, ven bờ những dự án đô thị mới như Phú Mỹ An, khu đô thị FPT… đã được hình thành ở bờ tây. Phía bờ đông, hàng loạt các dự án tái định cư, chỉnh trang đô thị cũng được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, dòng sông Cổ Cò ngày nay vẫn chưa được khơi thông và một không gian mông quạnh đang bao trùm. Cả đoạn tuyến suốt chiều dài từ cầu Biện (đường Trần Đại Nghĩa) đến cầu Cổ Cò (đầu tuyến đường Vành đai phía nam), dòng sông Cổ Cò phủ đầy lục bình cùng cỏ dại…
Các nội dung quy hoạch khơi thông và tạo tuyến đường thủy trong các đồ án quy hoạch chi tiết của thành phố đều thể hiện chiều rộng dòng sông từ 80-120m. Ở khu vực địa phận tỉnh Quảng Nam cũng quy hoạch và khẳng định các hồ sen, đầm nước trong lưu vực sông cũng được gỡ bỏ để tạo không gian mặt nước. Các nội dung quy hoạch của Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đều nhấn mạnh việc hạn chế san lấp ven bờ để tạo sự thông thủy, phát triển tuyến du lịch đường sông kết nối đô thị Đà Nẵng - Hội An.
Trong 2 năm gần đây, tác động của thị trường bất động sản (BĐS) làm dòng sông Cổ Cò vốn bị thiên nhiên bồi lắng nay bị đe dọa bởi sự phát triển ồ ạt của các dự án BĐS ven bờ. Đoạn đầu tuyến đi qua dự án khu đô thị Phú Mỹ An hiện diễn ra việc san lấp tạo vách dựng đứng bờ phía tây sông Cổ Cò. Hiện trạng dòng sông đang bị xâm hại nghiêm trọng bởi các dự án du lịch và dự án quy hoạch phân lô. Thực trạng quản lý quy hoạch và triển khai dự án của Đà Nẵng và Quảng Nam đang làm sông Cổ Cò bị đe dọa về cảnh quan.
Những nỗ lực triển khai ý tưởng và thực hiện quy hoạch nạo vét sông Cổ Cò, khơi thông dòng sông của hai địa phương đều hướng đến lợi ích mang tính chiến lược của việc xây dựng thành phố ven sông Cổ Cò, làm động lực kích thích phát triển kinh tế - xã hội cho cả hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng. Trong đó, dòng sông Cổ Cò là chủ thể, là điểm nhấn về không gian cảnh quan cho đô thị.
Một thành phố ven sông Cổ Cò phải là hình mẫu cho sự phát triển bền vững, phát triển dựa vào sự tôn tạo và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đất, mặt nước, cảnh quan. Việc xâm hại không gian cảnh quan dòng sông Cổ Cò thực sự diễn biến phức tạp. Nếu chính quyền hai địa phương không sớm can thiệp, sông Cổ Cò chỉ là con kênh nhỏ bị bao phủ bởi đô thị ven sông.
TRIỆU TÙNG
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Sẽ kiến nghị Thủ tướng bỏ thông tư 16 của Bộ Xây dựng
- Ghế sếp ngân hàng lớn nào “nóng” nhất?
- Thị trường bất động sản "ấm" lên
- Đề nghị tăng thời gian cho người mua nhà ở xã hội vay vốn ưu đãi từ 10 năm lên 15 năm
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng: Bất ngờ!
- Cấp GCN quyền sử dụng đất các dự án TĐC phục vụ giải toả Nút giao thông khác mức ngã ba Huế
- Đà Nẵng sẽ có thêm hai quận mới
- Sẽ thêm quyền cho công chứng viên
- Bí thư Thành uỷ Trần Thọ: Chúng ta phải biết nâng niu, trân trọng doanh nghiệp
- Gói 30.000 tỷ: Còn cách nào ngoài “leo cột mỡ”?
- Khác biệt giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền
- Văn phòng công chứng Bảo Nguyệt trao quà tết cho người nghèo
- "Bông Hồng xứ Quảng" trên Báo Công an thành phố Đà Nẵng số Xuân
- 2014, bất động sản hồi sinh?
- Thành lập Ban Chỉ đạo "Năm Doanh nghiệp Đà Nẵng 2014"
- Giới kinh doanh nhà đất buồn vui lẫn lộn
- Năm 2014, vốn ngoại sẽ chảy mạnh vào bất động sản
- Bất động sản lạc quan thận trọng
- “Nới” quy định về cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ
- Nâng cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp