Sông Cổ Cò gắn liền với lịch sử phát triển của vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng, nay cũng là khu vực được đầu tư phát triển giao thông thủy và đô thị mới kết nối Đà Nẵng - Hội An. Sự phát triển của đô thị đang phá vỡ cảnh quan sông Cổ Cò nếu không kịp thời kiểm soát, quản lý.
Các quy hoạch của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đều đề cập việc khơi thông nạo vét sông Cổ Cò và quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới ven sông. Trong các quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng được Chính phủ phê duyệt vào năm 2002 và 2013 đều xác định đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và khơi thông dòng sông Cổ Cò. Về phía tỉnh Quảng Nam, trong quy hoạch khu đô thị mới Điện Bàn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng ghi nhận vai trò của sông Cổ Cò.
Hiện đoạn tuyến sông Cổ Cò phía thành phố Đà Nẵng đã được nạo vét, ven bờ những dự án đô thị mới như Phú Mỹ An, khu đô thị FPT… đã được hình thành ở bờ tây. Phía bờ đông, hàng loạt các dự án tái định cư, chỉnh trang đô thị cũng được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, dòng sông Cổ Cò ngày nay vẫn chưa được khơi thông và một không gian mông quạnh đang bao trùm. Cả đoạn tuyến suốt chiều dài từ cầu Biện (đường Trần Đại Nghĩa) đến cầu Cổ Cò (đầu tuyến đường Vành đai phía nam), dòng sông Cổ Cò phủ đầy lục bình cùng cỏ dại…
Các nội dung quy hoạch khơi thông và tạo tuyến đường thủy trong các đồ án quy hoạch chi tiết của thành phố đều thể hiện chiều rộng dòng sông từ 80-120m. Ở khu vực địa phận tỉnh Quảng Nam cũng quy hoạch và khẳng định các hồ sen, đầm nước trong lưu vực sông cũng được gỡ bỏ để tạo không gian mặt nước. Các nội dung quy hoạch của Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đều nhấn mạnh việc hạn chế san lấp ven bờ để tạo sự thông thủy, phát triển tuyến du lịch đường sông kết nối đô thị Đà Nẵng - Hội An.
Trong 2 năm gần đây, tác động của thị trường bất động sản (BĐS) làm dòng sông Cổ Cò vốn bị thiên nhiên bồi lắng nay bị đe dọa bởi sự phát triển ồ ạt của các dự án BĐS ven bờ. Đoạn đầu tuyến đi qua dự án khu đô thị Phú Mỹ An hiện diễn ra việc san lấp tạo vách dựng đứng bờ phía tây sông Cổ Cò. Hiện trạng dòng sông đang bị xâm hại nghiêm trọng bởi các dự án du lịch và dự án quy hoạch phân lô. Thực trạng quản lý quy hoạch và triển khai dự án của Đà Nẵng và Quảng Nam đang làm sông Cổ Cò bị đe dọa về cảnh quan.
Những nỗ lực triển khai ý tưởng và thực hiện quy hoạch nạo vét sông Cổ Cò, khơi thông dòng sông của hai địa phương đều hướng đến lợi ích mang tính chiến lược của việc xây dựng thành phố ven sông Cổ Cò, làm động lực kích thích phát triển kinh tế - xã hội cho cả hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng. Trong đó, dòng sông Cổ Cò là chủ thể, là điểm nhấn về không gian cảnh quan cho đô thị.
Một thành phố ven sông Cổ Cò phải là hình mẫu cho sự phát triển bền vững, phát triển dựa vào sự tôn tạo và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đất, mặt nước, cảnh quan. Việc xâm hại không gian cảnh quan dòng sông Cổ Cò thực sự diễn biến phức tạp. Nếu chính quyền hai địa phương không sớm can thiệp, sông Cổ Cò chỉ là con kênh nhỏ bị bao phủ bởi đô thị ven sông.
TRIỆU TÙNG
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Đà Nẵng: Hộ tái định cư được vay vốn trả nợ tiền sử dụng đất
- Địa ốc thêm nhiều thông tin ảm đạm
- “Băm nát” làng đại học Đà Nẵng
- Doanh nghiệp đề xuất chống bán phá giá bất động sản
- Không cho phép tách, nhập thửa trong Khu Di tích lịch sử - Làng văn hóa K20
- 'Bất động sản sẽ hồi sinh vào cuối 2013'
- Đà Nẵng xóa quy hoạch sân golf Đa Phước
- “SĂN” NHÀ, ĐẤT GIÁ RẺ !
- Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Bá Thanh yêu cầu kiểm soát chặt chẽ công tác quy hoạch
- Nhân tố mới: Bóng hồng nơi xứ Quảng anh hùng
- Khó vay tiền quỹ phát triển nhà
- Chuyên gia hiến kế cứu 1 triệu tỷ đồng "chôn" ở bất động sản
- SAU 3 THÁNG THÍ ĐIỂM CẤP SỔ ĐỎ VỀ MỘT MỐI: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN BẮT ĐẦU LỘ RÕ
- “Phá băng” bất động sản
- Khởi tố đối tượng làm giả giấy tờ đất
- TÍN DỤNG THỜI KHỐN KHÓ!
- Xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông về hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản
- Ba giải pháp gỡ khó cho thị trường BĐS
- Công chứng viên phải giữ gìn đạo đức nghề nghiệp
- Sổ chủ quyền nhà đất và những cạm bẫy vô hình