Sông Cổ Cò gắn liền với lịch sử phát triển của vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng, nay cũng là khu vực được đầu tư phát triển giao thông thủy và đô thị mới kết nối Đà Nẵng - Hội An. Sự phát triển của đô thị đang phá vỡ cảnh quan sông Cổ Cò nếu không kịp thời kiểm soát, quản lý.
Các quy hoạch của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đều đề cập việc khơi thông nạo vét sông Cổ Cò và quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới ven sông. Trong các quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng được Chính phủ phê duyệt vào năm 2002 và 2013 đều xác định đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và khơi thông dòng sông Cổ Cò. Về phía tỉnh Quảng Nam, trong quy hoạch khu đô thị mới Điện Bàn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng ghi nhận vai trò của sông Cổ Cò.
Hiện đoạn tuyến sông Cổ Cò phía thành phố Đà Nẵng đã được nạo vét, ven bờ những dự án đô thị mới như Phú Mỹ An, khu đô thị FPT… đã được hình thành ở bờ tây. Phía bờ đông, hàng loạt các dự án tái định cư, chỉnh trang đô thị cũng được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, dòng sông Cổ Cò ngày nay vẫn chưa được khơi thông và một không gian mông quạnh đang bao trùm. Cả đoạn tuyến suốt chiều dài từ cầu Biện (đường Trần Đại Nghĩa) đến cầu Cổ Cò (đầu tuyến đường Vành đai phía nam), dòng sông Cổ Cò phủ đầy lục bình cùng cỏ dại…
Các nội dung quy hoạch khơi thông và tạo tuyến đường thủy trong các đồ án quy hoạch chi tiết của thành phố đều thể hiện chiều rộng dòng sông từ 80-120m. Ở khu vực địa phận tỉnh Quảng Nam cũng quy hoạch và khẳng định các hồ sen, đầm nước trong lưu vực sông cũng được gỡ bỏ để tạo không gian mặt nước. Các nội dung quy hoạch của Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đều nhấn mạnh việc hạn chế san lấp ven bờ để tạo sự thông thủy, phát triển tuyến du lịch đường sông kết nối đô thị Đà Nẵng - Hội An.
Trong 2 năm gần đây, tác động của thị trường bất động sản (BĐS) làm dòng sông Cổ Cò vốn bị thiên nhiên bồi lắng nay bị đe dọa bởi sự phát triển ồ ạt của các dự án BĐS ven bờ. Đoạn đầu tuyến đi qua dự án khu đô thị Phú Mỹ An hiện diễn ra việc san lấp tạo vách dựng đứng bờ phía tây sông Cổ Cò. Hiện trạng dòng sông đang bị xâm hại nghiêm trọng bởi các dự án du lịch và dự án quy hoạch phân lô. Thực trạng quản lý quy hoạch và triển khai dự án của Đà Nẵng và Quảng Nam đang làm sông Cổ Cò bị đe dọa về cảnh quan.
Những nỗ lực triển khai ý tưởng và thực hiện quy hoạch nạo vét sông Cổ Cò, khơi thông dòng sông của hai địa phương đều hướng đến lợi ích mang tính chiến lược của việc xây dựng thành phố ven sông Cổ Cò, làm động lực kích thích phát triển kinh tế - xã hội cho cả hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng. Trong đó, dòng sông Cổ Cò là chủ thể, là điểm nhấn về không gian cảnh quan cho đô thị.
Một thành phố ven sông Cổ Cò phải là hình mẫu cho sự phát triển bền vững, phát triển dựa vào sự tôn tạo và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đất, mặt nước, cảnh quan. Việc xâm hại không gian cảnh quan dòng sông Cổ Cò thực sự diễn biến phức tạp. Nếu chính quyền hai địa phương không sớm can thiệp, sông Cổ Cò chỉ là con kênh nhỏ bị bao phủ bởi đô thị ven sông.
TRIỆU TÙNG
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Xu hướng dòng kiều hối ồ ạt đổ vào bất động sản nghỉ dưỡng
- “Quẩy” cực chất với lễ hội bia tại Sun World Ba Na Hills 2017
- Những ngôi nhà bể bơi “vạn người mê”
- Sức hút condotel Coco Skyline Resort
- Tại sao nhiều người Nhật và Hàn Quốc mua nhà ở Việt Nam?
- Nhất Nam Land mở bán nhiều dự án khu Nam Đà Nẵng
- Elysia Complex City xây dựng công viên 10 tỷ đồng ven sông Hàn
- Tìm giải pháp để đô thị Đà Nẵng phát triển bền vững trong tương lai
- 4 lưu ý khi đầu tư đất nền Nam Đà Nẵng
- Đà Nẵng: Cuối 2017, nguồn cung khách sạn 3-5 sao sẽ đạt hơn 19.000 phòng
- Chuyển đổi chủ đầu tư hai dự án lớn
- Những chuyển biến đáng chú ý của thị trường địa ốc Đà Nẵng
- Những lưu ý khi đầu tư condotel
- Người Việt định cư ở nước ngoài có được nhận thừa kế quyền sở hữu nhà?
- Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm
- Thị trường bất động sản: Muôn chiêu tại lễ mở bán
- Ký quỹ bất động sản: Cần quản để đảm bảo quyền lợi của người mua
- Chuyện ghi ở Hòa Xuận. Bài 2: Khi vùng đông chuyển mình
- Du lịch giải trí "quên sầu" với Sun World
- Cocobay: Hiệu ứng truyền thông hay hiện tượng trên thị trường địa ốc?