Gần đây có thông tin Đại học (ĐH) Đà Nẵng đã xây dựng xong khái toán tài chính để khởi động Dự án Làng ĐH Đà Nẵng khiến cho người dân trong vùng quy hoạch vui mừng, nhưng thực tế Dự án này vẫn chưa thể được triển khai ít nhất là cho đến hết năm 2017.
Dự án Làng ĐH Đà Nẵng vẫn chưa thể triển khai.
Dự án Làng ĐH Đà Nẵng được quy hoạch với tổng diện tích đất là 286,5ha tại phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) và xã Ðiện Ngọc (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ tháng 12/1997, với quy mô đào tạo khoảng 30.000 sinh viên mỗi năm.
Nhưng cho đến nay, sau 20 năm dự án vẫn giậm chân tại chỗ và chưa thể triển khai được. Theo quy hoạch, ĐH Đà Nẵng là hệ thống giao dục công lập nên việc huy động vốn thực hiện phải thực hiện theo quy định đầu tư của Nhà nước.
Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc chấm dứt quy hoạch treo 20 năm của dự án làng ĐH Đà Nẵng vào tháng 2/2017 vừa qua, lãnh đạo ĐH Đà Nẵng đã làm việc với Bộ GD&ĐT cũng như UBND TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để xúc tiến tái khởi động dự án.
Theo đó, kết quả khái toán sơ bộ cho thấy tổng kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản để triển khai dự án vào khoảng 8.000 tỷ đồng là quá lớn và nằm ngoài khả năng của ĐH Đà Nẵng. Cụ thể, kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng thuộc địa phận Quảng Nam là khoảng 2.200 tỷ, thuộc địa phận Đà Nẵng khoảng 800 tỷ; chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoảng 1.700 tỷ; và xây dựng các phân khu khoảng 3.000 tỷ.
Hiện nay, trong vùng quy hoạch của Dự án Làng ĐH Đà Nẵng có trên 2.000 nhân khẩu đang sinh sống mà không được phép xây dựng các công trình kiên cố. Sau khi có thông tin Đại học Đà Nẵng đã xây dựng xong bản khái toán để sớm đưa dự án vào triển khai, người dân trong vùng quy hoạch đều tỏ ra phấn khởi.
Tuy nhiên, trao đổi với lãnh đạo ĐH Đà Nẵng được biết, đơn vị này đang tìm đơn vị tư vấn khảo sát để lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết đối với toàn bộ khu đất dự án 286,5ha, phù hợp với chiến lược phát triển. Đồng thời, các trường thành viên cũng đang phối hợp ĐH Đà Nẵng xây dựng chiến lược phát triển ĐH Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn 2035, là cơ sở để ĐH Đà Nẵng điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án Làng Đại học.
GS. TS Trần Văn Nam - Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho biết, hiện nay chưa có bất cứ hoạt động gì liên quan đến Dự án Làng ĐH ở Đà Nẵng. "Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí để khởi động dự án, nhưng dự án vẫn chỉ dừng lại ở quy hoạch chứ chưa có bất cứ một bản thiết kế chi tiết nào cho dự án này, phần kinh phí để thực hiện dự án là rất lớn nên vẫn đang chờ ý kiến chỉ đạo từ Chính phủ và con số khoảng 8.000 tỷ mới chỉ là dự trù chứ chưa phải là con số cụ thể", ông Nam nói.
Như vậy, người dân trong vùng Dự án Làng ĐH Đà Nẵng lại tiếp tục phải sống trong chờ đợi, do đến thời điểm hiện tại dự án vẫn chưa thể triển khai ít nhất là cho đến hết năm 2017.
Doãn Thành (Kinh tế đô thị)
Các bản tin khác
- Bất động sản nghỉ dưỡng: Tương lai rộng mở
- Những mảnh ghép trên thị trường bất động sản năm 2018
- Bứt phá trong năm mới
- Chuyên gia phong thủy dự báo về bất động sản năm 2019
- Premier Village Danang Resort đứng đầu trong top Khu nghỉ dưỡng tốt nhất Châu Á dành cho gia đình
- Đà Nẵng: Khởi công tòa tháp thứ 2 trong cụm tháp đôi 1.800 tỷ đồng
- Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Nhà phố thương mại, phân khúc bất động sản đáng chú ý 2019
- Năm xu hướng định hình thị trường bất động sản năm 2019
- Những điểm đến Việt Nam khiến thế giới nể phục
- Pháp lý condotel không còn là trở ngại với nhà đầu tư
- Giao dịch bất động sản sẽ ra sao trong thế giới "không tiền mặt"?
- Giá đất một số khu khu tái định cư ở quận Ngũ Hành Sơn
- Phát triển du lịch thông minh: Cần sự đột biến
- Danh thắng Ngũ Hành Sơn đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
- Đưa 324 căn hộ nhà ở xã hội vào sử dụng
- Khu đô thị phức hợp: Xu thế thời thượng nhưng phức tạp
- New York Times chọn Đà Nẵng là điểm đáng đến nhất thế giới năm 2019
- Căn hộ diện tích nhỏ sẽ dẫn dắt bất động sản 2019
- Báo Mỹ bình chọn Đà Nẵng đứng thứ 15 trong top 52 điểm đến 2019