-Hiện nay, rất nhiều dự án bất động sản đang gắn “mác” công trình xanh cho các dự án của mình để tạo sự quan tâm của khách hàng mua nhà. Tuy nhiên, phần lớn dự án trong số này đều không đạt chuẩn, khiến khách hàng hoang mang.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại toạ đàm “Bất động sản xanh: Trào lưu hay xu thế” vừa được tổ chức tại TP.HCM, ngày 20/9.
Như thế nào là bất động sản xanh?
Theo thống kê của Câu lạc bộ Kiến trúc Xanh TP.HCM, số lượng công trình xanh tại Việt Nam hiện chỉ có khoảng 100 công trình, đang phát triển ở các giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, trên thị trường đang có quá nhiều dự án tự nhận mình là công trình xanh, gây hoang mang cho người mua nhà.
Green Building - Từ biểu tượng xanh thành nỗi ám ảnh “đắp chiếu” |
Giáo sư Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, các tiêu chí để đánh giá một dự án bất động sản xanh hiện nay ở Việt Nam vẫn còn đang trống. Trong Luật Kinh doanh Bất động sản, tiêu chí và yêu cầu quy định về bất động sản xanh đều không có.
Ông Võ cho biết một công trình được gọi là xanh thì phải được Hội đồng Công trình xanh chứng nhận. Tại Việt Nam, hiện nay có 3 tiêu chuẩn công trình xanh phổ biến, đó là LEED (Mỹ), Green Mark (Singapore) và LOTUS (Việt Nam).
“Rất nhiều dự án bất động sản sử dụng mác xanh như một cách để tạo sự quan tâm của khách hàng mua nhà, nhưng phần nhiều trong số này lại không đạt, hoặc mỗi dự án lại tự đặt ra một tiêu chuẩn riêng. Điều này khiến cho khách hàng vô cùng hoang mang”, ông Võ nói.
Theo ông Đặng Hùng Võ, mỗi công trình xanh đều có những yêu cầu khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, tựu chung lại, có 5 nhóm yêu cầu, bao gồm: năng lượng, nước, vật liệu, chất lượng không khí trong nhà và vị trí bền vững.
Việc đáp ứng cả 5 nhóm tiêu chí này khiến công trình xanh không chỉ tốt cho môi trường mà còn rất có lợi cho nhà đầu tư và người sử dụng. Mặc dù vậy, ở nước ta, bất động sản xanh vẫn còn ở dạng trào lưu nhất thời.
Ông Trần Trọng Nghĩa – Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ và Đầu tư năng lượng Xanh cũng nhận định, một trong những tiêu chí quan trọng nhất của các bộ tiêu chí đánh giá chứng nhận công trình xanh hiện nay là sử dụng năng lượng hiệu quả. Trong đó, việc sử dụng năng lượng chiếu sáng, sưởi ấm và phát điện trở thành các ứng dụng vô cùng quan trọng. Song, các dự án bất động sản ở Việt Nam hiện nay còn thiếu những tiêu chí này.
Doanh nghiệp chưa mặn mà do chi phí cao
Theo các chuyên gia tại hội thảo, nguyên nhân khiến số lượng công trình xanh tại Việt Nam còn rất thấp do đây là vấn đề mới, thường tạo tâm lý lo ngại làm tăng chi phí đầu tư. Chưa kể, các dự án bất động sản xanh còn kéo dài thời gian triển khai dự án và làm tăng chi phí bảo dưỡng công trình về sau nên nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà.
Thế nhưng, kinh nghiệm quốc tế cho thấy lợi ích rõ ràng của công trình xanh có thể tiết kiệm đáng kể tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí vận hành, tăng giá trị tài sản và nâng cao điều kiện sống, qua đó tăng độ hấp dẫn cho khách hàng.
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu - Tổng giám đốc Phúc Khang Corporation cho biết, để làm công trình xanh, chi phí ban đầu mà chủ đầu tư bỏ ra sẽ tăng thêm khoảng 10% để thỏa mãn các tiêu chuẩn mà LEED đặt ra. Tuy nhiên, về lâu dài, dự án có thể giảm 30% lượng nước sử dụng và tối thiểu 20% năng lượng.
“Thách thức lớn nhất đối với các dự án bất động sản xanh là ban đầu phải đầu tư ban đầu với khoản tiền lớn. Trong khi đó, chủ đầu tư không được phép vận hành, quản lý sau khi bàn giao. Đồng thời, đối tượng khách hàng của phân khúc này lại hẹp do chi phí mua nhà cao”, ông Phạm Việt Bách - Giám đốc thiết kế Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia chia sẻ.
Diệu Thủy
Theo Vietnamnet
Các bản tin khác
- Khu nghỉ dưỡng tốt nhất tại Việt Nam dành cho gia đình
- Phú Quốc khai trương cáp treo Hòn Thơm dài nhất thế giới
- Giao dịch bất động sản đầu năm tiếp tục khởi sắc
- Hình thành khu phố du lịch An Thượng
- Thị trường giao dịch bất động sản tăng trưởng khá trong tháng đầu năm
- Ba lưu ý khi chọn đầu tư condotel 2018
- Sẽ có thêm 01 bãi đỗ xe lắp ghép 6 tầng tại Đà Nẵng
- Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 2
- Coi chừng sập “bẫy” đất nền
- Nhiều hoạt động văn hóa, giải trí trước, trong Tết
- Bất động sản tiếp tục là kênh hút đầu tư
- Cảnh giác trong giao dịch bất động sản
- Giá bất động sản năm 2018 khó tăng đột biến
- Công ty Mikazuki đề nghị mở rộng quy mô dự án Khu du lịch Xuân Thiều
- Hơn 46 tỷ đồng khai thác du lịch biển dọc tuyến Nguyễn Tất Thành
- TMS Đà Nẵng khai trương căn hộ mẫu, VRM chính thức độc quyền phân phối Dự án
- Thaco khánh thành trung tâm ô tô tải, bus kiểu mẫu đầu tiên trong cả nước tại Đà Nẵng
- Top 10 doanh nhân ảnh hưởng lớn trên thị trường bất động sản 2017
- Bất động sản Đà Nẵng sôi động, nhưng rủi ro luôn rình rập nhà đầu tư
- Thẩm định chủ trương đầu tư bến cảng Liên Chiểu