Ba người mua chung thửa đất và tách làm ba thửa mới nhưng chi cục thuế chỉ cho một người được nộp tiền sử dụng đất trong hạn mức. Cách tính này đúng hay sai?
Cuối năm 2011, ba anh Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Long cùng đứng tên mua chung một thửa đất trồng cây lâu năm (diện tích hơn 400 m2) tại quận 9 (TP.HCM). Sau đó, ba anh được UBND quận ra quyết định cho phép chuyển sang đất ở và được cấp giấy chứng nhận (một trong ba người đứng tên theo diện cùng sử dụng đất chung với người khác) có ghi nợ tiền sử dụng đất.

Theo khoản 1.5.2 Điều 1 Thông tư 93 ngày 29-6-2011 của Bộ Tài chính, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy chứng nhận đối với đất chuyển mục đích sử dụng không phải là đất ở sang đất ở thì phải nộp tiền sử dụng đất theo cách tính như sau: Đối với diện tích đất vượt hạn mức sử dụng thì phần trong hạn mức được nộp tiền sử dụng đất theo bảng giá đất. Phần vượt hạn mức phải nộp theo hệ số điều chỉnh giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành.
Thông tư này cũng nêu: “Việc xác định diện tích trong hạn mức để tính tiền sử dụng đất chỉ được tính cho một thửa đất; trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất thì người sử dụng đất được lựa chọn một thửa đất để xác định diện tích trong hạn mức”.
Căn cứ vào quy định này, Chi cục Thuế quận 9 cho rằng nguồn gốc của ba thửa đất mới do từ một thửa đất cũ tách ra và chỉ có một quyết định, một giấy chứng nhận. Do phần diện tích chuyển mục đích là hơn 400 m2đã vượt hạn mức nên chỉ có thể giải quyết cho một thửa có diện tích trong hạn mức.
Không đồng ý với cách giải quyết này, cả ba anh đã khiếu nại. Anh Tài (một trong ba chủ đất) cho rằng việc nộp tiền sử dụng đất phần trong hạn mức nếu chỉ áp dụng một lần duy nhất cho hộ gia đình, cá nhân là bất hợp lý. Hạn mức đất mỗi người được hưởng có thể nằm ở nhiều thửa đất khác nhau nên phải cộng gộp lại thì mới xác đáng. Trong trường hợp cụ thể này, cả ba đều lần đầu tiên có một thửa đất. Vậy nên, mỗi người phải được tính hạn mức đất riêng là 200 m2 (ba người là 600 m2) chứ không thể có chuyện người được tính, người không.
Được biết, Chi cục Thuế quận 9 đã đề nghị Cục Thuế TP.HCM hướng dẫn và Cục đã gửi văn bản xin ý kiến của Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính nhưng chưa có phản hồi.
Chờ hướng dẫn Ngày 25-6, để có cơ sở tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp trên, Chi cục Thuế quận đã gửi công văn xin ý kiến chỉ đạo của Cục Thuế TP.HCM. Cụ thể, chúng tôi đề nghị Cục chỉ đạo là phải là tính theo hạn mức riêng cho từng người theo phiếu chuyển của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận hay tính chung theo quyết định của UBND quận. Ông ĐỖ VĂN DŨNG,Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận 9 |
KIM PHỤNG
Theo Báo PLTPHCM
Các bản tin khác
- WB ủng hộ triển khai dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Sớm chốt phương án triển khai di dời ga đường sắt
- Đà Nẵng định xây hầm vượt sông Hàn hơn 4000 tỷ theo hợp đồng BT
- Nhà đầu tư săn lùng đất nền Nam Hòa Xuân
- Đà Nẵng: Xuất hiện cơn sốt đất nền Khu đô thị sinh thái Nam Hòa Xuân
- Việt kiều mua nhà cần giấy tờ gì?
- Mua nhà được cam kết lợi nhuận: Hợp đồng phải chặt
- Vì sao người nước ngoài vẫn ngại mua nhà tại Việt Nam?
- Sốt dự án đô thị sinh thái tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng sắp xây hầm 4.000 tỷ qua sông Hàn
- Nhiều đại gia ngoài ngành bất ngờ lấn sân sang bất động sản
- Nhiều kẽ hở khiến người mua nhà thua thiệt
- Ô tô nhỏ sắp tràn vào VN
- Người mua nhà chịu thiệt vì nhiều “lỗ hổng” pháp luật
- Gần 230 tỷ đồng đầu tư xây dựng Nút giao khác mức Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương
- Môi giới bất động sản chuẩn bị dồn về Đà Nẵng
- Đua nhau làm dự án đổi lấy đất
- Loạt thương vụ chuyển nhượng cao ốc đốt nóng thị trường năm 2016
- Việt kiều đổ vốn vào bất động sản nghỉ dưỡng
- Căn hộ nghỉ dưỡng F.Home chào sàn Sài Gòn