Đà Nẵng là một đô thị tuyệt đẹp mà núi trong lòng phố, phố trong lòng biển khơi, có sông Hàn thơ mộng, có những bãi biển đẹp nhất hành tinh. “Thủ phủ” của miền Trung nằm giữa ba di sản Văn hoá thế giới là Mỹ Sơn, Hội An và Huế. Điều làm cho Đà Nẵng được biết đến không chỉ ở điều kiện thiên nhiên ưu đãi vô tận. Người ta còn nhắc đến Đà Nẵng như một thành phố đáng sống, xanh và sạch nhất Việt Nam.
Đà Nẵng không những là nơi được thiên nhiên ưu đãi vô tận mà còn là một thành phố đáng sống, xanh và sạch nhất Việt Nam |
Áp lực của thành phố dẫn đầu
Trước thềm hội nghị cấp cao APEC 2017, Đà Nẵng đang đứng trước những cơ hội tuyệt vời, những dự án đầu tư bạc tỷ được các cấp lãnh đạo chủ động tâm và thế sẵn sàng triển khai. Dù vậy, Đà Nẵng vẫn luôn phải đối mặt với thách thức làm thế nào để thành phố đáng sống luôn đáng sống, kiên định mục tiêu trở thành điểm đến thành công của giới đầu tư, điểm đến yêu thích của khách du lịch đồng thời là niềm tự hào của mỗi người dân về thành phố của mình.
Theo kết quả công bố của VCCI vào tháng 3/2017, chỉ ra 10 địa điểm hấp dẫn đầu tư nhất đối với các doanh nghiệp dân doanh Việt Nam là: TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Lào Cai, Bắc Ninh, Đồng Nai, Hải Phòng, Khánh Hòa. Đặc biệt năm 2016 là năm thứ 4 liên tiếp Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh CPI. Ông Đậu Anh Tuấn – trưởng phòng pháp chế VCCI chia sẻ. “Cải thiện chất lượng điều hành kinh tế, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thủ tục hành chính thông thoáng sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho các địa phương”.
Mới đây nhất, kết thúc buổi “Cà phê doanh nhân” với chủ đề “Chính quyền và Doanh nghiệp” được tổ chức vào sáng 9/9 vừa qua, ông Hồ Kỳ Minh – Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã khẳng định: “Nếu doanh nghiệp chủ động tổ chức đối thoại thì các anh cứ mời, lãnh đạo uỷ ban thành phố chúng tôi bắt buộc phải đến”. Đây là hoạt động có khoảng hơn 100 doanh nhân từ 11 hiệp hội doanh nghiệp của thành phố Sông Hàn.
Cho biết thành phố đang nỗ lực cải cách hành chính, ông Hồ Kỳ Minh thông tin rằng: “Lãnh đạo thành phố không bao giờ rời khỏi phòng làm việc mà còn để lại văn bản chờ xử lý trên bàn, trừ khi đi họp. Mà có đi họp thì cũng mang theo, nhận được buổi sáng thì đầu giờ chiều phát hành, còn nhận chiều thì đầu giờ sáng hôm sau phát hành, trừ khi bộ phận tham mưu có trục trặc” - ông Minh nói.
Hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị phục vụ kêu gọi đầu tư
Số liệu tại Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư vào thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020 chỉ ra rằng, hiện có 38 quốc gia đã đầu tư vào Đà Nẵng với 391 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3,49 tỷ USD. Đối với nguồn vốn đầu tư trong nước, có 456 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư đạt 74 nghìn tỷ đồng. Lĩnh vực đầu tư được nhiều nhà đầu tư quan tâm kinh doanh là bất động sản với 25 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1,8 tỷ USD chiếm 51,57% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo Đề án, thành phố tập trung xúc tiến đầu tư dự án Cảng Liên Chiểu đồng thời chủ trương tập trung quy hoạch, kêu gọi đầu tư cảng đón tàu khách quốc tế, các kho chứa hàng khô, kho container, trạm dừng chân phục vụ công tác chuyển tải, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải – kho bãi, dịch vụ hỗ trợ sau cảng từng bước đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm logistics của khu vực.
Dự án cảng Liên Chiểu được tập trung xúc tiến, từng bước đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm logistics của khu vực |
Thuộc dự án phát triển bền vững, Đà Nẵng triển khai đưa vào hoạt động các tuyến xe buýt từ trung tâm thành phố đến các khu đông dân cư công nhân như tuyến xe buýt R14 và tuyến xe buýt nhanh BRT1. Mặc khác, địa phương cũng kiến nghị với các Bộ, Ngành Trung ương xúc tiến triển khai nhanh các dự án hạ tầng giao thông liên tỉnh và quốc tế quan trọng của quốc gia nhằm thúc đẩy tính kết nối của các thành phố.
Trước đó, vào tháng 5/2017, Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng được khánh thành đưa vào hoạt động cùng hàng loạt công trình khác đang được gấp rút thi công nhằm phục vụ Hội nghị APEC.
Khát vọng mới về quy hoạch cho giai đoạn mới
Vấn đề được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm là tầm nhìn của thành phố về sự phát triển, trong đó có quy hoạch. Phó chủ tịch Hồ Kỳ Minh cho biết: "Hiện nay thành phố đã triển khai quy hoạch xây dựng tổng thể về phát triển đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2035. Thành phố đã mời những chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và quốc tế tham gia làm quy hoạch”.
Còn theo Kiến trúc sư Bùi Huy Trí, Trưởng phòng Quản lý quy hoạch và phát triển đô thị, Sở Xây dựng Đà Nẵng thì Đà Nẵng hiện nay là thành tựu của 20 năm trước. Muốn duy trì và phát triển, thành phố này còn phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa. Theo quy hoạch, đô thị Đà Nẵng sẽ tiếp tục được mở rộng quy mô lên khoảng 37 nghìn ha để đáp ứng quy mô dân số trên 2 triệu người vào năm 2030. Các khu vực đồi núi phía Tây, một số khu vực nông thôn sẽ là quỹ đất phát triển.
“Kịch bản phát triển đô thị Đà Nẵng cho giai đoạn mới này không đơn thuần là một quy hoạch ngành, thậm chí không phải quy hoạch chung mà phải là quy hoạch tổng thể của tất cả các ngành.”– Kiến trúc sư Bùi Huy Trí nói.
Với quan điểm “Hạ tầng đi trước, dự án theo sau” của thành phố Đà Nẵng, một trong những điểm nhấn của bức tranh phát triển đô thị này chính là sự đầu tư nghiêm túc và bài bản về hạ tầng giao thông. Điển hình như một vài khu dân cư thuộc khu vực quận Liên Chiểu tuy còn thưa thớt nhưng đã được thành phố đầu tư hoàn chỉnh về hạ tầng. Những con đường rộng rãi, thông suốt, cảnh quan được chăm chút kỹ lưỡng như Nguyễn Sinh Sắc, Hoàng Thị Loan… khiến cho khu vực này như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.
Phát triển mạnh các khu đô thị vệ tinh
Ông Bùi Huy Trí cũng nhận định thêm, khu vực phía Bắc thành phố bao gồm quận Liên Chiểu và Bắc Hòa Vang hiện có quỹ đất dồi dào và đang được chú trọng đầu tư phát triển sau một thời gian bị bỏ quên. Trong tương lai gần, thành phố sẽ xúc tiến một số dự án và chương trình phát triển đô thị lớn như Khu đô thị Cảng Liên Chiểu, Khu Kinh tế đặc thù với quy mô hàng nghìn ha mỗi dự án. Bên cạnh đó các dự án du lịch Nam Hải Vân (1.067 ha) và dọc theo sông Cu Đê, Trường Định.
Những dự án này đều góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế bằng việc tạo ra nhiều cơ hội việc làm, giải quyết sinh kế cho người dân vùng ven, qua đó, phân phối lợi ích công bằng để mọi người dân đều được hưởng lợi từ quá trình phát triển.
Quỹ đất dồi dào ở quận Liên Chiểu đang được chú trọng đầu tư phát triển |
Các khu đô thị vệ tinh mới ra đời cùng cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, dịch vụ đô thị đầy đủ, một mặt, sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân. Mặt khác, đây cũng là lời giải cho bài toán giảm tải khu vực trung tâm, góp phần làm đẹp bộ mặt thành phố, qua đó gián tiếp đóng góp vào việc giải quyết các bất cập hiện tại của Đà Nẵng.
Một đô thị du lịch phát triển bền vững và đáng “sống” là một đô thị có khả năng phát triển hạ tầng du lịch hoà hợp với các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đà Nẵng đã làm được điều đó và sẽ tiếp tục là thành phố kiểu mẫu cho nhiều địa phương khác học tập như một đô thị đi đầu trong việc phát triển bền vững.
Các bản tin khác
- Đặt chỗ quyền mua Coco Riverside City với 30 triệu đồng
- Trải nghiệm tháp rơi tự do cao nhất Việt Nam tại Asia Park
- Bất động sản Đà Nẵng “trở mình” với những dự án khủng
- Mercure Bà Nà Hills French Village nhận hai giải thưởng kép tại The Guide Awards 2016
- Đà Nẵng có spa nghỉ dưỡng tốt nhất châu Á
- Dỡ bỏ rào cản tiếp cận đất đai
- Mơ về bức tranh đêm
- Chuyển dịch dòng vốn đầu tư vào Đà Nẵng
- APEC 2017: Cơ hội đầu tư bất động sản du lịch
- Những con đường "có số"
- Mua nhà đất vùng ven và những rủi ro tiềm ẩn
- Chủ trương về thu nợ tiền sử dụng đất TĐC đối với các hộ nợ 10 năm quy theo vàng 98%
- Luật Đất đai sẽ được sửa thế nào?
- Bất động sản vẫn có sức hút lớn
- Đà Nẵng: Hơn 100 lô thuộc dự án Khu đô thị sinh thái Coco River Garden giao dịch thành công
- Thị trường bất động sản: Vào mùa sôi động
- Sun Group chính thức giới thiệu dự án cao cấp cạnh Hồ Tây
- Hơn 10 tỷ đồng đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu TĐC phía Tây Trường cao đẳng Lương thực thực phẩm
- “Con đường khó” của Sun Group
- 3 cú hích cho thị trường nhà ở Việt Nam